Cách xử lý thông minh cho ba mẹ khi phát hiện ra con nói dối

Huỳnh Thanh Thanh Th 7 08/05/2021

Trẻ con như chiếc gương phản chiếu tất cả những gì mà chúng nhìn thấy từ thế giới xung quanh của bé. Tuy nhiên, khi bắt đầu biết nói dối, ba mẹ cần có cách xử lý khi con nói dối một cách thích đáng. Vì có rất nhiều bé nói dối một cách không kiểm soát khiến ba mẹ đau đầu tìm cách giải quyết. Dưới đây là cách giúp ba mẹ xử lý con nói dối một cách triệt để.

Các ba mẹ ai cũng muốn nuôi dạy con  mình thành thành những đứa bé trung thực, ba mẹ nào cũng sẽ mong rằng mỗi việc bé làm đều có lý do đúng đắn và con biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Bởi lẽ tất cả chúng ta đều hiểu rằng, lòng tin giữa người với người là một thứ vô cùng khó để đạt được nhưng lại dễ dàng mất đi khi thiếu sự trung thực.

Ba mẹ hãy dạy con thành thực khi phát hiện ra bé nói dối

Bé nói dối gây hậu quả khôn lường

  •  Bé biết nói dối quá sớm và thường xuyên nói dối sẽ hình thành nên tính cách không trung thực và thật khó lường hậu quả khi các bé lớn lên. Việc nói dối của trẻ có thể vô hại trong một chừn mực nào đó, tuy nhiên nếu biết nói dối quá sớm, với mật độ thường  xuyên thì sẽ hình thành nên tính cách không trung thực.
  • Sẽ ảnh hưởng tới nhân cách phát triển của bé, khi lớn lên sẽ hình thành nhiều tính xấu, lâu dần sẽ bị bạn bè và người xung quanh xa lánh.
  • Có thể xuất hiện thêm các hành vi lệch chuẩn đạo đức khác như: Trộm cắp, hung tính, bỏ học, đánh nhau
  • Có thể dẫn tới hành vi phạm pháp với pháp luật.
  • Sẽ trở thành thói quen của trẻ em.

Những lý do khiến bé nói dối

Bé tự xây dựng cho mình thế giới tưởng tượng

Các bé trong độ tuổi dưới 2 tuổi rưỡi hầu hết không nhận thức được sự khác biệt giữa tưởng tượng và sự thật, vì bé chưa biết giới hạn của việc tưởng tượng và nói dối. Vì còn chưa nhận thức, hiểu biết thế giới đầy đủ, tư duy logic chưa phát triển, bé buộc phải thử nghiệm mọi cách để khám phá thế giới và giải quyết những vấn đề mà bé gặp phải.

Trẻ sẽ bắt đầu có thể nói dối từ khoảng 2 tuổi, vì bé biết rằng bạn không thể biết hết được mọi chuyện và đôi khi, chỉ đơn giản là trẻ muốn tránh khỏi những rắc rối mối khi bị căn vặn từ chính ba mẹ mình. Những bé 5 tuổi trở lên, những lời nói dối của bé rất thuần thục, phối hợp cả với âm điệu, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, bé vẫn chưa nhận thức rõ việc đang nói dối hay là bé tưởng tượng, vì thế nhiệm vụ của bố mẹ là hướng dẫn cho bé biết để phân biệt với những lời nói dối.

>>>Xem thêmMách Mẹ Những Cách Giúp Bé Hạn Chế Sử Dụng Thiết Bị Điện Tử Hiệu Quả Nhất

Bé nói dối có thể đang tự xây dựng trí tưởng tượng cho mình

Khi ba mẹ chất vấn về tội lỗi mà bé gây ra

Khi ba mẹ chất vấn về tội lỗi mà trẻ em gây ra, con luống cuống nên nghĩ ngay ra cái gì đó để có thể bao biện cho mình, đây được coi là hành động tự vệ với bé để thoát khỏi lời chất vấn này. Những lời chất vấn đó có thể làm bé hoảng, có thể bé không có ý định nói dối, nhưng do bị ba mẹ làm như vậy nên bé mới tìm những lý do bằng việc nói dối để tự bảo vệ mình.

Học lời nói dối từ người thân và người xung quanh

Những người xung quanh bé có thể là ba mẹ, ông bà, anh chị, cô, dì, chú, bác,… hay thậm chí là thầy cô, bạn bè, những người luôn ở xung quanh chúng ta hàng ngày, bé sẽ học được cách người lớn cư xử với chúng. 

Những chuyên gia nghiên cứu hoa học cũng vẫn chưa giải thích được một cách rõ ràng vì sao việc nói dối của bé khiến chúng dễ nói dối hơn. Có thể bé bắt trước cách mà chúng được hay bị đối xử hoặc do bé mất niềm tin vào người đã nói dối chúng ngay lập tức.

Bé nói dối do cách nhận thức của trẻ không giống người lớn

Từ bé khi 2 tuổi, ba mẹ đã cần phải dạy cho bé nhận thức trong môi trương xung quanh, cái nào đúng, cái nào sai. Khi còn quá nhỏ cách nhận thức của bé chưa rõ ràng và không giống với người lớn, chính vì vậy suy nghĩ của bé khác với chúng ta. Và việc cho rằng bé nói dối sẽ xuất phát từ nguyên nhân này 
Không quá bất ngờ khi nói nhận thức của người lớn khác với trẻ con, tất nhiên rồi bé vẫn đang quá trình học hỏi và hoàn thiện bản thân về tính cách, vì thế việc nói dối do nhận thức không giống với người lớn là điều dễ hiểu cho bé. Tuy nhiên mẹ cần dạy bé cách hiểu đúng vấn đề để bé cải thiện suy nghĩ lần sau.

Bé nói dối cũng có thể do nhận thức không giống với người lớn chúng ta

Do bé được lập trình sẵn câu trả lời

Một trong những nguyên nhân để trẻ nói dối là người lớn chúng ta đã tự lập trình sẵn trong đầu trẻ, một vấn đề là đúng cho dù trên thực tế nó có sai đi chăng nữa. Ví dụ: Khi ba hỏi bé “con yêu ai nhất”, thì niềm kỳ vongj của mẹ sẽ chờ đợi câu trả lời đó là con yêu ba nhất, khi bé trả lời vậy thì ba sẽ vui và thể hiện ra cảm xúc bên ngoài cho bé thấy điều đó. Và tương tự khi mẹ hoặc bà hỏi thì bé đều trả lời là yêu người đặt ra câu hỏi đó.

Bé không biết mình đang nói dối

Do bé quá nhỏ, vẫn còn chưa nhận thức được trong lời nói của mình là lời nói dối hay không, việc này do bé quá nhỏ nên vẫn chưa phân biệt được đâu là nói dối và đâu là nói thật. Đối với những trẻ vừa biết nói bé chỉ hành động theo bản năng vì thế ba mẹ hãy tự điều chỉnh để bé nhận thức được rằng mình đang nói dối.

Một điều vô cùng quan trọng đó là, dù bé vẫn còn nhỏ nhưng ba mẹ hãy luôn sát cánh bên bé để chỉ dạy điều chỉnh và giải thích cho bé hiểu những điều bé đang nói là nói dối, sẽ không tốt. Sau đó đính chính lại thông tin để bé nhận ra.

>>>Xem thêmBật Mí Cho Ba Mẹ Cách Khơi Dậy Đam Mê Học Tập Cho Trẻ

Ba mẹ phải làm gì khi bé nói dối

Đưa ra các hình phạt nhẹ nhàng và giải thích cho bé hiểu rõ vấn đề

Tâm lý nảy sinh ra hành động nói dối ở trẻ đơn giản vì trẻ sợ ba mẹ trách mắng, hay phạt. Nếu hcusng biết mình nói thật thì không chừng sẽ bị phạt, chắn chắn chúng sẽ tìm cách lấp liếm sự thật đó. Vậy nên, ba mẹ hãy đối xử nhự nhàng với con, thường xuyên lắng nghe con, thay vì nổi trận lôi đình và dùng đòn roi để đe nẹt khiến bé sợ hãi.

Ba mẹ nhớ rằng sự sợ hãi không giúp con phát triển theo hướng tích cực, mà thậm chí còn là tiêu cực, một trong số đó chính là bộc phát ra lời nói dối để tránh nạn đó.

Hãy đưa ra các hình phạt và kiên nhẫn giải thích để trẻ hiểu vấn đề

Tạm “quên” đi việc nói dối đó và không nhắc lại dù bất kỳ dịp nào

Hãy tạm quên đi việc nói dối của trẻ, ba mẹ có thói quen hay nhắc tới các lỗi sai ở trẻ ở những lúc không thích hợp, với hành vi nói dối của bé hãy tạm “quên” đi và tuyệt đối với không nhắc lại dù bất kỳ dịp nào. Đừng làm bé cảm thấy hành vi của mình là đáng xấu hổ.

Lúc này bé sẽ có cảm giác rằng mình đang bị chỉ trích, bạn chỉ nên nhắc đến lỗi lầm của bé nếu như bé nói dối lần 2. Ba mẹ nên khuyến khích hành vi trung thực của bé bằng cách kể cho bé nghe những câu chuyện về lòng trung thực và cho bé thấy mình được tôn trọng bằng việc thỏa thuận với con hình phạt lần sau nếu như con nói dối. Hãy tập cho bé thói quen chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Không tạo áp lực cho bé

Ba mẹ có quá nhiều kỳ vọng lên bé vô hình chung đã gây áp lực đối với bé, trẻ muốn ba mẹ vui lòng sẽ có thói quen nói dối. Hãy thật sự thoải mái và để con làm những điều mà mình muốn. Hãy trò chuyện cùng con ở vai trò người định hướng, đừng ép buộc con phải theo mong muốn của mình.

Bí kíp đơn giản để “trị tận gốc” việc nói dối của bé

Quan tâm, quan sát hành động của bé

Vào những lần nói dối đầu tiên, bé sẽ hình thành tâm lý sợ hãi và lời nói cũng như hành động không trôi chảy. Bởi vậy, ba mẹ cần chú ý tới bé mọi lúc mọi nơi, hãy quan sát hành động tỉ mỉ và biểu hiện của con để có thể phát hiện ra việc lúc nào bé nói dối và lúc nào bé nói thật.

Tránh tình trạng một vài lần nói dối trot lọt thì sẽ trở thành thói quen, và trẻ cho rằng bố mẹ rất dễ dàng tin bé, vì thế sẽ tiếp tục nói dối nhiều hơn.

Cần quan tâm các hành động của bé để phát hiện bé nói dối từ đó có thể điều chỉnh

Giúp bé nhận thức tác hại của việc nói dối

Có rất nhiều câu chuyện về sự nói dối của bé, bố mẹ hoàn toàn có thể kể cho bé và gửi gắm những bài học thông qua những câu chuyện này. Sau khi nghe ba mẹ kể chuyện bé sẽ nhận thức được rằng việc nói dối là không nên, thậm chí nếu liên tục nói dối cho tới khi bé muốn nói thật cũng sẽ chẳng ai tin nữa.

Không đánh mắng con hoặc gây áp lực cho con một cách vô cớ

Tâm lý sẽ nảy sinh ra hành động nói dối ở bé đơn giản vì việc sợ ba mẹ trách mắng hay quở phạt. Nếu chúng biết mình nói  sự thật sẽ không bị trừng phạt, chắc chắn chúng sẽ không tìm cách lấp liếm sự thật đó.

Bố mẹ hãy đối xử với bé nhẹ nhàng, thường xuyên lắng nghe con, thay vì nổi trận lôi đình và sử dụng đòn roi để làm con sợ hãi. Ba mẹ cũng nên nhớ rằng, sự sợ hãi không giúp con phát triển theo hướng tích cực, mà thậm chí còn là tiêu cực. 

Làm gương cho bé và dành cho bé sự tin tưởng, tôn trọng

Một khi ba mẹ tỏ ra nghi ngờ sự thành thật của bé, bé sẽ có tâm lý bị tổn thương nghiêm trọng, những lần sau bé sẽ hình thành cách đối phó với sự nghi ngờ đó. Cho nên ba mẹ đừng vội trách mắng con là đứa trẻ hư chỉ vì phát hiện ra con nói dối.

Ba mẹ hãy bao dung với lỗi sai của con, đồng thời hãy dành cho con  sự tin tưởng hết mực, khi nhận được niềm tin từ bố mẹ, con sẽ hình thành tính trung thực, hoàn thiện bản thân mình hơn.

Dạy bé biết mình đang nói dối

Đối với bé từ 0-5 tuổi: Việc đầu tiên, ba mẹ nhớ rằng thế giới của con rất khác với người lớn, và có những khái niệm mà con hoàn toàn không hiểu như “nói dối” chẳng hạn. Rất nhiều em bé không biết mình đang nói dối mà đó chỉ là cách mà con kể lại những gì diễn ra trong trí tưởng tượng của con mà thôi. Trong trường hợp này, gặp phải tình huống con có biểu hiện không trung thực hay nói dối, thì hãy bình tĩnh và kiên nhẫn với bé nhé.

Ba mẹ hãy dạy bé biết rằng mình đang nói dối, hãy kiên nhẫn với bé để dạy bé sự trung thực

Đối với bé từ 5-8 tuổi: Ở độ tuổi này con thường nói dối vì sợ phải chịu trách nhiệm cho một hành động nào đó của mình, con thường không có ý xấu khi nói dối mà chỉ vì quá sợ hãi mà thôi. Ba mẹ hãy trấn an con và cho con một cơ hội để có thể giải quyết hậu quả của việc nói dối này, không quát mắng hay trừng phạt bé.

Cách nhận biết bé đang nói dối

Để nhận biết việc bé đang nói dối rất dễ dàng, ba mẹ chỉ cần để ý cũng phát hiện ra với những dấu hiệu sau đây:

  • Mất thời gian rất lâu để trả lời một câu hỏi đơn giản của ba mẹ, nếu bé mất nhiều thời gian hơn bình thường để đáp lại thì có lẽ bé đang cố gắng tìm ý để đưa ra một câu nói dối thay vì nói sự thật. Đánh trống lảng hoặc cung cấp thông tin không liên quan.
  • Giọng điệu thay đổi, cao hơn hoặc không giống với giọng điệu bình thường của bé.
  • Nói khá nhanh, nhanh hơn mức bình thường, thiếu các quãng ngừng hoặc im lặng một cách không tự nhiên là dấu hiệu bé đang nói dối.
  • Bé nói lắp khi rơi vào tình huống khó xử, điều này có thể do quá lo lắng, mất tự chủ hoặc phòng vệ, kể cả là do nói dối.
  • Tiếp xúc mắt, mắt trao đảo thường xuyên, không tự tin vào câu trả lời của mình, thường lung túng, không nhìn thẳng ba mẹ mà nhìn  ra chỗ khác.

Tóm lại, cách xử lý khi con nói dối tốt nhất là ba mẹ đừng trầm trọng quá vấn đề, quan trọng là ba mẹ cần làm sao để giảm bớt tình trạng con nói dối đi, để không tạo thành tính cách xấu mà thôi.

{{https://www.hipencilstore.com/collections/do-choi-xep-hinh}}

Có thể bạn quan tâm: 

bình luận trên bài viết “Cách xử lý thông minh cho ba mẹ khi phát hiện ra con nói dối

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM