Vì sao con bám víu ba mẹ? Tuyệt chiêu chữa “bệnh” bé bám cha mẹ

Huỳnh Thanh Thanh CN 02/05/2021

Khi bắt đầu biết về thế giới xung quanh, trẻ sẽ phát triển đặc điểm tính cách và thói quen khác nhau. Mặc dù một vài trẻ có vẻ khá tự tin và tự lập từ nhỏ, nhiều bé lại khác, có tính đeo bám, tìm kiếm sự an toàn, muốn được bảo vệ từ người chăm sóc gần gũi nhất với mình, mà thường bám dính ba mẹ, ôm chặt ba mẹ không rời. Để đối phó tình trạng này bạn cần biết nguyên nhân để bé dần dần bỏ thói quen không tốt này.

Nhiều bé cứ thấy mẹ hoặc ba là bám rịt lấy, nhằng nhẵng đòi bế, chơi cùng, hoặc bám chân theo,… điều này đôi khi khiến người lớn mệt mỏi. Bé bám mẹ sẽ khiến mẹ không thể tập trung làm bất kỳ chuyện gì, ai bế bé cũng khóc, ngay cả thời gian đi vệ sinh hay ăn cơm mẹ cũng không có và phải tranh thủ. Vậy để làm sao chấm dứt tình trạng này?

Các giai đoạn bé bám cha mẹ nhiều nhất

Thông thường, trẻ con có dấu hiệu lo lắng khi phải rời xa bố mẹ sớm nhất là khoảng từ 6-7 tháng tuổi, nhưng đối với hầu hết các trẻ sơ sinh, thì sự đeo bám của bé xảy ra phổ biến nhất là từ 10-18 tháng tuổi. Sẽ giảm dần sau 2 năm tiếp theo, vì lúc này bé đã nhận thức được việc quấy khóc sẽ ảnh hưởng tới người lớn như thế nào. 

Tuy nhiên, sau 2 năm tiếp theo không diễn ra tình trạng đeo bám nhưng bé lại xuất hiện việc vòi vĩnh, lúc này cần cương quyết để tách bé ra, không nên để ảnh hưởng những lời năn nỉ của bé, mẹ nên hành động nhất quán cùng với đó là sự giải thích và quyết tâm để bé không đeo bám bố mẹ nữa.

>>>Xem thêm: Các Phương Pháp Phát Triển Toán Tư Duy Cho Trẻ Mầm Non

Giai đoạn từ 10-18 tháng tuổi bé sẽ bám ba mẹ nhiều nhất

Nguyên nhân dẫn tới việc con bám víu ba mẹ

Bé căng thẳng, sợ hãi khi phải xa ba mẹ

Trẻ bám mẹ thường rất lo lắng khi phải rời xa ba hoặc mẹ, nhưng đây là giai đoạn phát triển cảm xúc bình thường, bắt đầu khi bé dần hiểu rằng mọi thứ và con người tồn tại ngay cả khi chúng không có mặt. Ở một số giai đoạn nhất định, hầu hết trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi sẽ thể hiện sự lo lắng khi phải rời xa ba mẹ mình cho dù thời gian ngắn hay dài. 
Nếu ba mẹ nghĩ về sự lo lắng chia ly như một phần của quá trình trưởng thành thì điều này hoàn toàn hợp lý , vì một đứa trẻ không có khả năng tự vệ sẽ tự nhiên cảm thấy buồn khi bị lấy đi khỏi người bảo vệ và chăm sóc mình.

Do tính nhõng nhẽo, mè nheo của bé

Nhõng nhẽo, mè nheo là thói quen nói nhiều, dai dẳng để xin, phàn nàn hay trách móc một vấn đề gì đó khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Đây là thói quen thường gặp ở những bé từ 1-3 tuổi, khi bé đã biết nhận thức, đây cũng là đặc tính tâm lý khá bình thường của bé.

Bé mè nheo để thể hiện sự chú ý, vì muốn được ba mẹ quan tâm, chú ý tới mình, vì thế bé luôn bám ba hoặc bám mẹ để đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc với bé.

>>>Xem thêm: Shop Đồ Chơi Thông Minh Trí Tuệ Cho Các Bé Mọi Lứa Tuổi

Là bản năng sinh tồn có từ khi lọt lòng

Bám mẹ là bản năng gốc ở con người, nó chính là nhu cầu được gần gũi mẹ và được mẹ yêu thương, nhu cầu này không có gì sai khi ngay từ trong bào thai, sợi dây tình cảm giữa mẹ và con đã hình thành. Sợi dây vô hình này càng khăng khít hơn sau khi bé chào đời, khi được da kề da với mẹ,… do vậy sự bám mẹ hình thành và trở thành thói quen hiển nhiên, là bản năng của bé ngay từ khi lọt lòng.  

Bám víu cha mẹ là khả năng sinh tồn có từ khi lọt lòng

Do ba mẹ cưng con, chiều con quá đà

Ở trong nhà con được xem là người có địa vị cao nhất, đặc biệt nhất,… bé làm gì sai cũng được ba mẹ bỏ qua, đây chính là sự cưng chiều con quá đà của ba mẹ. Vì thế khi bố mẹ đi đâu con cũng đòi bám theo ba mẹ, dù đi bất kỳ đâu, làm bất kỳ việc gì, bé sẽ tự coi mình là trung tâm, ý thức mình là nhất nên biết ba mẹ sẽ không từ chối những yêu cầu của bé.

Bé muốn gì, ba mẹ ngay lập tức đáp ứng cái đó, qua vài lần như vậy, bé sẽ nhận thức được rằng những đòi hỏi của bé sẽ được ba mẹ đáp ứng một cách dễ dàng, nhiều khi là đòi hỏi quá đáng nếu không được đáp ứng bé sẽ khóc ăn vạ.

Giải pháp giúp bé vượt qua nỗi lo lắng khi rời xa ba mẹ

Để cho những người quen thuộc với bé chăm sóc bé

Trong trường hợp ba mẹ có việc đi ra ngoài, đi làm, hãy thử sắp xếp cho bé bên cạnh những người mà bé đã biết như dì, bà của bé. Bé có thể vẫn phản đối trong những ngày đầu tiên, nhưng bé có thể dễ dàng thích nghi với sự vắng mặt của ba hoặc mẹ một cách dần dần và chấp nhận điều đó.

Để bé làm quen với người chăm sóc mới cho bé

Nếu mẹ cần để bé với một người mới, lạ nào đó mà bé không quen biết, hãy để bé thời gian làm quen với người chăm sóc mới này khi mẹ vẫn ở bên cạnh bé. Điều này sẽ tạo cảm giác an toàn, không khiến bé hoảng sợ một cách đột ngột. Khi bé quen với người chăm sóc mới này thì mẹ cũng dễ dàng tách bé ra hơn.

>>>Xem thêm: Lợi Ích Của Những Bộ Tranh Tô Màu Phương Tiện Giao Thông Dành Cho Bé Yêu

Biến việc rời xa ba mẹ thành thói quen 

Ba mẹ nên lựa chọn một số hình thức khác để thay lời tạm biệt, ví dụ như ôm hôn bé, hãy tạo lập cho bé thói quen này để bé có thể đoán trước rằng ba mẹ sắp ra ngoài, giúp bé xây dựng niềm tin vào mẹ và khả năng của chính mình để vượt qua sự xa cách này.

Để giải quyết hiện tượng con bám víu cha mẹ hãy biến việc rời xa ba mẹ trở thành thói quen

Ba mẹ bớt bao bọc con hình thành cho bé sự tự lập

Mẹ nên cho bé có quyền tự do và tự lập mỗi khi phù hợp. Mẹ cần phải vượt qua nỗi sợ của chính mình trước khi con có thể thực hiện điều tương tự. Hãy cho phép bé dần thích nghi với sự tự lập bằng cách cho bé cho bé chơi đùa một mình, thay vì lên kế hoạch cho một ngày hoạt động của bé hoặc cố gắng tương tác với chúng thường xuyên.

Thường xuyên trấn an trẻ

Bé bám ba mẹ thường tìm kiếm chỗ trú thân và sự an toàn, không nên hắt hủi, phớt lờ, hoặc la bé cùng những hành động bám víu, mè nheo của bé. Bạn nên ôm bé vào lòng và trấn an bé để khuyến khích sự tự lập nơi bé.

Một biện pháp để trấn an bé nhỏ đang lo lắng hoặc bé lớn hơn đó là cho bé biết rõ mẹ đang làm gì, nếu mẹ phải sang phòng bên cạnh, hãy cho bé biết khi nào sẽ quay lại. 

Nếu mẹ đưa bé đi học, mẹ nên thông báo cho bé biết rằng bé sẽ về nhà sau buổi học thay vì biến mất khi bé không để ý. Mặc dù khá khó khăn khi bắt đầu, tuy nhiên làm theo cách này bé có thể tin tưởng được ở lời nói của mẹ, biết rõ điều sắp xảy đến, và sẽ không lo sợ mẹ sẽ biến mất.

Mẹ hãy thường xuyên trấn an trẻ để khuyến khích sự tự lập từ bé

Không trừng phạt bé khi bé bám cha mẹ

Mẹ phải nhớ, giai đoạn đeo bám là rất bình thường và là sự phát triển bình thường trong các giai đoạn của bé. Mẹ không cần phải khiến bé cảm thấy tồi tệ vì bé cần tới mẹ và vì bé đã hành động dựa trên giai đoạn phát triển bình thường này.

Việc trừng phạt sẽ không giúp ích gì cho việc giáo dục trẻ mà chỉ đem lại cảm giác bối rối, sợ hãi, lo âu, đồng thời khi bị phạt vì việc đeo bám, bé sẽ cảm thấy hư không còn bất kỳ người nào có thể hỗ trợ bé nữa.

Cách giải quyết nỗi lo chia ly của bé với ba mẹ

Giống như các cột mốc phát triển ở trẻ, hãy cho bé cơ hội làm quen dần với sự thay đổi này, cho dù ba mẹ muốn để trám ẻ với thành viên trong gia đình đi chăng nữa hãy lưu ý:

Hãy để trẻ bắt đầu với chiếc chia tay để bé có được sự chắc chắn và an toàn.

Hãy nói rằng mẹ sẽ đi đâu và sẽ quay lại để bé cảm thấy an tâm

>>>Xem thêm: Đồ Chơi Sáng Tạo Cho Bé Giúp Bé Thông Minh Hơn Mỗi Ngày

Luôn nói lời tạm biệt, hôn và ôm con khi mẹ rời đi, nói cho bé biết ba mẹ sẽ đi đâu và sẽ quay lại. Đồng thời, đừng kéo dài thời gian tạm biệt, bé sẽ bất an khi nghĩ rằng ba mẹ biến mất mà không có lý do.
Bé sẽ không còn là “cái đuôi” của ba mẹ nữa nếu bạn tách bé ra dần dần, sẽ mất thời gian hàng tháng, thậm chí là hàng năm đối với những trẻ nhút nhát. Tuy nhiên, hiện tượng con bám víu cha mẹ quả thực là không nên, ba mẹ hãy áp dụng các cách trên để biến bé trở thành người tự lập, và tự tin khi không có ba mẹ bên cạnh nhé.

Bài viết trên đã chia sẻ cho ba mẹ những cách để con tự lập và không còn bám víu ba mẹ khi chúng ta cần ra ngoài hoặc dắt bé tới nơi đông người bé sẽ không ôm bám chặt bố mẹ nữa. Nhưng dù cách nào chăng nữa chúng ta cũng nên thực hiện từ từ để bé làm quen.

 Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể ghé thăm cửa hàng của Hipencil mua cho bé những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé để bé say mê và tạm rời xa người thân. Tại đây, Hipencil sẽ giúp ba mẹ lựa chọn những món đồ chơi phù hợp với bé, vừa giúp bé vui chơi lại phát triển trí tuệ, sáng tạo và vận động. 

{{https://www.hipencilstore.com/collections/do-choi-tri-tue}} 

Có thể bạn quan tâm:

bình luận trên bài viết “Vì sao con bám víu ba mẹ? Tuyệt chiêu chữa “bệnh” bé bám cha mẹ

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM