Trẻ hay cáu gắt và những lời khuyên từ chuyên gia tâm lý

Huỳnh Thanh Thanh CN 20/06/2021

Tức giận, cáu gắt là những cung bậc cảm xúc vô cùng tự nhiên ở một đứa trẻ nhất là con trong giai đoạn phát triển tính cách. Đôi khi tức giận không hẳn là xấu xa, nó như là cách các con giải tỏa năng lượng. Nhưng cách cha mẹ kiểm soát cơn giận của con theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực như thế nào mới là thứ cần phải quan tâm.

Vì sao trẻ hay cáu gắt 

Trẻ khóc lóc, ăn vạ đòi những điều vô lý 

Nhiều yếu tố có thể góp phần khiến một đứa trẻ phải đấu tranh với sự tức giận, cáu kỉnh, có những hành vi gây tổn hại đến bản thân hoặc cho người khác. Một trong những nguyên nhân phổ biến là sự thất vọng của một đứa trẻ không đạt được những gì chúng mong muốn hoặc bị cha mẹ yêu cầu làm điều gì đó nhưng bản thân không muốn làm. 

Đối với trẻ em, các vấn đề tức giận thường đi kèm với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác bao gồm chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, chứng tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Di truyền và các yếu tố sinh học khác cũng góp phần gây ra sự tức giận, hung hăng. Môi trường gia đình, phong cách nuôi dạy con cái như trừng phạt nghiêm khắc, không đồng nhất ý kiến cũng khiến trẻ có khả năng bộc lộ sự hung dữ cản trở cuộc sống hằng ngày của trẻ. 

>>>Xem thêm: Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ - Chứng bệnh nguy hiểm ba mẹ cần biết

Một số lưu ý bố mẹ cần biết khi con tức giận 

Cơn tức giận kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách trong tương lai 

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Denis Sukhodolsky cho biết “Thật không có gì lạ khi một đứa trẻ dưới 4 tuổi có tới 9 cơn nỗi giận mỗi tuần, các cơn khóc, đá, giậm chân kéo dài từ 5-10 phút”. Cơn giận dữ sẽ tiếp tục được duy trì khi chúng lớn hơn và trở thành một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển, các vấn đề với bạn bè cùng trang lứa, gia đình. 

Mỗi đứa trẻ có những hình thức thể hiện tức giận khác nhau ở từng giai đoạn. Đối với em bé 1 – 3 tuổi, lúc này khả năng ngôn ngữ còn hạn chế, con sẽ có những thái độ ăn vạ, khóc, la hét, đập phá đồ chơi để gây sự chú ý của người lớn. Lớn thêm một chút, con biết lý luận, cãi vã đôi khi có những phát ngôn không đúng. Mà những hành vi như vậy đa số con bị ảnh hưởng bởi chính cha mẹ, môi trường sống xung quanh. 

>>>Xem thêm: Giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 theo cách của chuyên gia tâm lý

6 cách hạn chế cơn tức giận ở trẻ

Sắp xếp nếp sinh hoạt gia đình 

Xây dựng sở thích chung để dễ dàng kết nối mối quan hệ bố và con gái 

Môi trường gia đình là cái nôi để nuôi dưỡng, hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Bố mẹ có phong cách dạy con tốt con sẽ ảnh hưởng được những điều tích cực, phát triển tốt. Ngược lại, con cái luôn phải chứng kiến nhứng cuộc cãi vã giữa bố mẹ hay đôi khi chúng ta vô tình có phát ngôn không đúng mẫu mực vô tình trở thành tấm gương xấu cho con học theo.

Xây dựng gia đình mẫu mực là yếu tố cần thiết trong quá trình nuôi dạy con. Một gia đình luôn tràn ngập yêu thương, con cái cảm thấy hạnh phúc vì lúc nào cũng có bố mẹ san sẻ vui buồn. Những điều này góp phần bồi dưỡng phát triển trí tuệ, tính cách vui tươi hoạt bát cho con trẻ. 

>>>Xem thêm: Những bí quyết giúp bố mẹ kết nối với con hiệu quả nhất

Luôn giữ bình tĩnh trước sự giận dữ của con 

La mắng không phải là cách giải quyết hiệu quả để trẻ ngưng tức giận

Sẽ khó tránh những cảm xúc bực tức, bất lực khi con luôn mè nheo, có hành vi ăn vạ hay đập phá đồ chơi, bố mẹ có thể mất kiểm soát la mắng hoặc thậm chí dùng đòn roi để cho con sợ. Nhưng có bao giờ các bậc phụ huynh nghĩ đến đó là tác dụng ngược rằng khi những đứa trẻ đã quá quen với những trận đòn sẽ khiến con trở thành đứa trẻ bất trị. 

Lúc cơn giận của con đang dâng cao chúng có thể la hét, ném đồ vật. Bố mẹ hãy im lặng để con đi về phòng hoặc cho con một góc yên tĩnh có thời gian nguôi đi cơn tức giận và sau đó nhẹ nhàng dạy dỗ. Thường xuyên khuyến khích con học tô màu, đọc sách hay tham gia hoạt động giúp con tĩnh tâm tâm trạng tốt hơn. Tuy nhiên phải là những cuốn sách, vở tập tô hay đồ chơi mà con yêu thích. 

Luôn tôn trọng ý kiến của con 

Ở một mức độ cơ bản để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với con đó là cho con tự chủ mọi thói quen, sinh hoạt cá nhân chẳng hạn như tự tắm, chọn quần áo để mặc, tự quyết kiểu tóc mình thích,...Khi con lớn, hãy cho con tự đưa ra quyết định, bố mẹ chỉ nên lắng nghe và đưa ra ý kiến lời khuyên để giúp con định hướng được đúng sai. 

Cười – liều thuốc chữa trị tốt nhất 

Mĩm cười với con là điều tốt cho mối quan hệ của bố mẹ và con. Nó thúc đẩy sự liên kết và gắn bó đồng thời làm em bé của bạn tin rằng gia đình là nơi an toàn, chắc chắn và chính bản thân bạn cũng cảm thấy dễ chịu. Đó cũng là cách bạn lan tỏa năng lượng vui tươi, tích cực cho con. Một em bé luôn cười chứng tỏ hạnh phúc nhiều hơn buồn tủi, thất vong. 

Mỗi nụ cười của bé đều mang một thông điệp tuyệt vời mà bé yêu quý và trân trọng 

Thể hiện tình yêu thương của bố mẹ với con 

Cốt lõi của những hành vi cáu gắt xuất hiện ở trẻ là để thu hút sự chú ý từ bố mẹ, mọi người xung quanh. Điều này biểu hiện cho những đứa trẻ thường xuyên thiếu sự quan tâm từ gia đình. Vì thế bố mẹ hãy thường xuyên dành thời gian nhiều hơn cho con. 

Những buổi tối cùng con học bài, cuối tuần cùng bố mẹ và con nên có hoạt động ngoài trời nâng cao tình thần thể thao, vận động giúp thay đổi không khí, tốt cho tâm trạng của bé. Và đừng quên dành cái ôm và lời yêu thương với con mỗi người. 

Chỉ ra hậu quả của sự tức giận

Chúng ta không thể ngăn cản việc con tức giận, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển tâm lý. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải cho con biết hậu quả sau những lúc con tức giận là gì để từ đó con nhận thức được việc làm của chính mình. 
Bố mẹ có thể đặt ra giả thiết nếu con tức giận với bạn bè cùng lớp thì nó sẽ phá vỡ các mối quan hệ, bạn bè sẽ xa lánh và không còn muốn làm bạn với con. Đưa ra những tình huống thực tế có tính thuyết phục cao. Ngoài ra tức giận, cáu gắt còn làm cho bé rơi vào trạng thái cô lập, bé dễ mắc chứng rối loạn tự kỷ. 

>>>Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Chơi Gì Để Hoạt Bát Hơn? Top Trò Chơi Dành Cho Bé Tự Kỷ

Cha mẹ người đóng vai trò chủ đạo giúp kiềm chế cáu gắt của trẻ con 

Lời khuyên của chuyên gia tâm lý 

Các nhà khoa học chia sẻ, để cơn cáu giận của các bé kết thúc sớm chính là giúp bé vượt qua đỉnh điểm của cơn tức giận. Khi đó bé chỉ còn lại cảm xúc buồn bã và tìm kiếm sự an ủi ở bố mẹ. Và cách tốt nhất để các bé nguôi nhanh nhất là không làm gì cả, một thời gian sau bé quên mất là mình đã tức giận và trở về trạng thái bình thường. 

Ngoài ra, phương pháp phạt “ time out” được bác sỹ Nguyễn Hoàng Anh khuyến khích để xử lý những cơn giận dữ của trẻ. Hình thức này đòi hỏi cha mẹ phải có sư kiên nhẫn, khá tốn thời gian nhưng nó rất hữu ích uốn nắn con trẻ theo đúng quy chuẩn thay vì dạy con bằng đòn roi. 

Con trải qua những cảm giác tiêu cực thật không dễ dàng gì đối với bố mẹ. Thấu hiểu được nỗi bận tâm ấy, HI PENCIL STORE mang đến cho các bậc phụ huynh nhữnng món đồ chơi kết hợp tính giáo dục và giải trí điểm, đây là điểm đặc biệt của HI PENCIL đối với cửa hàng đồ chơi thông thường. Với mục đích giúp các bậc phụ huynh có nhiều lựa chọn hơn trên con đường nuôi dạy. Tại cửa hàng có hơn 30 loại sản phẩm từ gấu bông, sách, truyện tranh, balo,… phù hợp cho mọi lứa tuổi. HI PENCIL hy vọng sẽ trở thành một trong những cửa hàng được bố mẹ và các bé  yêu thích hàng đầu tại Việt Nam trong tương lai. 

Có thể bạn quan tâm: 

 

bình luận trên bài viết “Trẻ hay cáu gắt và những lời khuyên từ chuyên gia tâm lý

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM