Giai đoạn nào con phát triển chiều cao tối đa ?

Huỳnh Thanh Thanh Th 2 15/08/2022

Kể từ lúc cất tiếng khóc chào đời, cho đến khi dần lớn lên, tốc độ tăng trưởng về chiều cao của bé chậm hẳn lại so với giai đoạn sơ sinh. Thế nhưng, việc bố mẹ phải cung ứng đủ dưỡng chất cho bé, nhất là trong giai đoạn 6 - 7 tuổi là điều rất cần thiết giúp bé để tăng trưởng đều đặn về thể chất và các chức năng quan trọng khác như tâm lý và khả năng vận động. Một nguồn năng lượng dự trữ tốt có thể giúp bé tăng vọt chiều cao ở tuổi dậy thì.

Tăng chiều cao cho bé

Thời điểm “ vàng “ giúp bé phát triển chiều cao

Trong 1000 ngày đầu đời của bé

1000 ngày đầu đời được tính từ khi bé còn trong bụng mẹ cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm “vàng” giúp bé phát triển chiều cao và thể chất. Trong năm đầu tiên, bé có thể tăng đến 25 cm và 2 năm tiếp theo thì mỗi năm bé tăng từ 10cm. Giai đoạn 1000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến khả năng phát triển chiều cao của bé trong tương lai.

Tốc độ phát triển nhanh nhất là khi bé dưới 12 tháng tuổi. Lúc này cân nặng của bé có thể gấp đôi cân nặng lúc sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu. Đến cuối năm thứ nhất có thể gấp 3 lần cân nặng sơ sinh. 

Theo nhiều nghiên cứu, giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi bé có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất và tỉ lệ giữ ở mức cao sẽ xảy ra cho tới khi bé 5 tuổi. Đây cũng là giai đoạn chuyển sang chế độ ăn dặm, bé có thể chán ăn từ đó không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé cả về trí tuệ lẫn chiều cao.

Thời điểm bé đến tuổi dậy thì

Tuổi dậy của bé được tính từ 10 - 15 tuổi, đây là giai đoạn hệ xương của bé được tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ phát triển chiều cao nhanh, mỗi năm bé gái có thể tăng từ 10cm ở giai đoạn 10 tuổi và tăng dần cho đến độ tuổi 12 có thể đạt được 15cm mỗi năm. Đối với bé trai, tốc độ tuy chậm hơn nhưng mức độ tăng trưởng vượt bậc hơn bé gái. Do đó, trước tuổi dậy thì, các bé gái thường sẽ cao hơn bé trai cùng lứa.

Trước tuổi dậy thì, bé gái thường sẽ cao hơn bé trai cùng lứa 

Sự phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái là hoàn toàn khác nhau. Đến giai đoạn dậy thì chính là thời điểm để các bé trai phát triển chiều cao đáng ngạc nhiên nhất. 

Nguyên tắc để bé đạt được nhu cầu dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao

Cho bé ăn đủ bữa: 

Ngoài 3 bữa chính (sáng – trưa – tối), bố mẹ cần cho bé ăn thêm 2 bữa phụ trong ngày.

Bữa ăn chính: bé cần được nạp đủ dinh dưỡng thiết yếu từ 4 nhóm thực phẩm, nhóm giàu chất bột, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất đạm và nhóm giàu vitamin, khoáng, chất xơ.

Bữa ăn sáng là bữa chính cung cấp đủ năng lượng cho bé học tập và hoạt động cho một ngày mới. Do đó, bé không được bỏ hoặc ăn không đầy đủ, việc này sẽ dẫn đến hạ đường huyết và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá.

Bữa phụ: có thể dùng những thức ăn sẵn có như sữa hoặc bánh bông lan.

Cung cấp Canxi cho xương chắc khỏe:

Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp răng phát triển vững chắc và giúp bé phát triển chiều cao. Sữa là nguồn cung Canxi được cơ thể hấp thụ rất tốt. Lượng sữa cần cho bé mỗi ngày từ 500ml đến 600ml.

Bổ sung canxi cho bé từ sữa

Thực phẩm giàu Canxi mẹ có thể bổ sung trong bữa ăn như sữa, tôm, cua ốc, tôm…

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất kẽm:

Chất kẽm rất cần thiết cho các hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Bé thiếu kẽm sẽ dẫn đến chán ăn, lười ăn, chuyển hóa và trao đổi chất kém, cuối cùng là tăng trưởng chiều cao kém.

Thực phẩm giàu kẽm như hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, cá, hạt đậu nành…

Bên cạnh đó, bé cũng cần có chế độ luyện tập phù hợp như các bài tập thể dục hay các môn thể thao kích thích phát triển chiều cao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, đạp xe,... Một chế độ sinh hoạt hợp lý cũng giúp hormone tiết ra đều đặn giúp bé phát triển. 

 

 

bình luận trên bài viết “Giai đoạn nào con phát triển chiều cao tối đa ?

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM