Tíc tắc bé học quản lý thời gian

Huỳnh Thanh Thanh Th 5 25/08/2022

Tíc tắc bé học quản lý thời gian

Việc quý trọng thời gian không chỉ cần thiết đối với người trưởng thành mà nó còn vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ. Kỹ năng quản lí thời gian là nền tảng xuyên suốt từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, thuở bé vẫn phải học, phải làm bài tập và vẫn phải hoàn thành những nhiệm vụ. Bé hoạt động có hiệu quả hay không cũng chính là do cách sắp xếp thời gian đã hợp lý hay chưa.

Hầu hết, bé từ 4 đến 5 tuổi mới đủ khả năng hiểu hết các khái niệm về thời gian và cách xem đồng hồ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bé không thể ước lượng và hiểu về thời gian.  

Lợi ích của việc bé học quản lý thời gian từ thuở nhỏ

Chìa khóa cho một cuộc sống cân bằng là việc học cách quản lý thời gian. Nếu giúp bé hình thành và duy trì được các thói quen từ thuở nhỏ, nhiều cơ hội sẽ đến với bé hơn. 

Kỹ năng quản lý thời gian góp phần vào quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân của bé. Bởi, giữa các hoạt động ngoại khóa ở trường, bài tập về nhà, vui chơi và nghỉ ngơi, dường như có rất nhiều việc phải làm chỉ trong vài giờ ngắn ngủi mà bé có được sau mỗi giờ tan trường. Học cách sắp xếp thời gian biểu giúp bé biết phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý.

Cho bé khoảng thời gian vui chơi, thư giãn

Nếu muốn bé hình thành những thói quen tốt, cải thiện kỹ năng quản lí thời gian, bố mẹ không nên giao quá nhiều việc cho bé. Những nhiệm vụ vừa đủ đảm bảo không tạo thói quen làm việc cẩu thả, qua loa cho bé. 

Nếu bố mẹ giao công việc vượt khả năng của bé, thì vô tình thúc ép bé phải làm thật nhanh để xong việc. Tuổi nhỏ, bé còn ham vui ham chơi, bé sẽ không đủ kiên nhẫn để hoàn thành công việc một cách hiệu quả mà chỉ “làm cho xong chuyện”, “làm cho có” mà thôi.

Tuy nhiên không vì thế mà bố mẹ buông thả thời gian cho bé, sau mỗi lần bé thực hiện tốt, bố mẹ hãy dẫn bé ra ngoài chơi, thưởng những phần quà mang giá trị động lực cho bé.

Tập cho bé thói quen đúng chuẩn, đúng quy định 

Khi còn nhỏ, những thói quen về giờ giấc sinh hoạt, hoạt động vui chơi,… đều do bố mẹ quyết định. Tuy nhiên nhiều trường hợp theo ý muốn chủ quan của bố mẹ mà không theo logic và không thống nhất dẫn đến việc bé có nhiều thói quen xấu. Bé chưa làm xong việc này đã muốn làm việc khác là một thói quen rất phổ biến trong các gia đình như bé vừa ăn cơm vừa xem phim, vừa chơi đồ chơi vừa làm bài tập…

Điều quan trọng và cần thiết là bố mẹ cần rèn cho bé những nền tảng, bước đầu để hình thành những ý thức về thời gian qua việc xây dựng cho bé một quy trình sinh hoạt chuẩn hợp lý, cố định, hiệu quả. Bố mẹ cần phân ra thời điểm nào bé cần đi ngủ, thời điểm nào bé phải thức dậy, giờ nào cắp sách đến trường và khung giờ nào bé sẽ được thư giãn, vui chơi. Những thời điểm và khung giờ đó đều phải hợp lý với khả năng và lịch học của bé.

Giáo dục bé qua những câu chuyện về thời gian

Trẻ nhỏ rất thích nghe kể chuyện. Mỗi câu chuyện không chỉ chứa đựng cốt truyện thú vị, thu hút bé mà đằng sau đó đều ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống. Đọc truyện cho bé nghe hàng ngày trước khi đi ngủ là một cách giáo dục hiện đại, không chỉ có tác dụng giúp thư giãn giải trí mà còn đem tới cho bé những bài học quý báu trong cuộc sống.

Lên thời gian biểu hàng ngày cho con

Cùng con lập kế hoạch cho những hoạt động cần làm trong ngày và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp con nhận biết được việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau, lượng thời gian làm như nào, từ đó con sẽ hình thành được thói quen hoàn thành công việc đúng giờ, tránh chậm trễ vì nhiều lý do chủ quan.

Nếu không lên thời gian biểu, trẻ con ham chơi sẽ rất hay quên những việc cần làm. Chính vì vậy, có một bản kế hoạch với thời gian biểu theo ngày, theo tuần hoặc thậm chí là theo tháng sẽ giúp con quản lý quỹ thời gian của mình một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.

 

 

bình luận trên bài viết “Tíc tắc bé học quản lý thời gian

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM