Làm gì khi trẻ bị chậm nói?

Huỳnh Thanh Thanh Th 2 27/12/2021

Có nhiều trẻ đã bước qua 2 tuổi nhưng vẫn không biết nói, không chịu tương tác và phản ứng với mọi thứ âm thanh xung quanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con. Chậm nói ở trẻ nếu không can thiệp sớm sẽ khiến trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí còn phát sinh những loại bệnh lý khác. Chính vì vậy các phụ huynh cần nắm rõ sự phát triển của trẻ những bạn cùng lứa tuổi. Vậy thì chúng ta cần làm gì khi trẻ bị chậm nói?

 

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ BỊ CHẬM NÓI

  • Khiếm khuyết răng miệng hay các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng. Việc trẻ có nếp gấp bên dưới lưỡi hoặc có thể hạn chế chuyển động lưỡi dẫn đến bé chậm nói.

  • Thính giác cũng là một vấn đề có thể ảnh hưởng đến lời nói của bé. Vì vậy, trẻ nên được kiểm tra thính giác khi phát hiện trẻ chậm nói. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nghe dẫn đến khó trong việc nói, hiểu hay bắt chước ngôn ngữ. 

  • Tự kỷ: Không phải tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ đều bị chậm nói, nhưng bệnh tự kỷ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến giao tiếp của trẻ.

  • Khuyết tật trí tuệ: Một loạt các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra sự chậm nói chẳng hạn như là chứng khó đọc hay các khuyết tật học tập khác dẫn đến sự chậm trong giao tiếp.

  • Vấn đề tâm lý xã hội: Những điều này cũng có thể gây ra sự chậm trễ ngôn ngữ. Ví dụ như việc cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê, không quan tâm nhiều đến trẻ có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ.

>>>Xem thêm: Phát triển trí tuệ nhờ trò chơi xếp hình đơn giản

BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI BÉ BỊ CHẬM NÓI

Tạo môi trường tốt giúp bé phát huy khả năng nói

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có thể chơi và tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi nhiều hơn vì khi có một môi trường lành mạnh sẽ giúp trẻ học nói nhanh hơn. Những cuộc trò chuyện cùng gia đình, thầy cô và đặc biệt là các bạn đồng trang lứa sẽ giúp trẻ trở nên bạo dạn, nhanh nhẹn mà còn tạo cho trẻ có nhiều điều kiện để phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.

Nghiêm cấm nói theo giọng điệu của trẻ

Trong quá trình tập nói, trẻ thường phát âm không chuẩn, giọng nói bị ngọng hoặc líu lưỡi. Vậy nên trong khoảng thời gian này, người lớn cần tuyệt đối không bắt chước nói theo giọng điệu của trẻ. Vì điều này có thể khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, trẻ sẽ tiếp tục nói sai.

Nói chuyện với trẻ nhiều hơn

Phụ huynh nên chủ động nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, vì đây là cách tốt nhất để cải thiện khả năng nói của trẻ. Trong giai đoạn trẻ tập nói, trẻ hay “hóng chuyện” và bắt chước theo những âm thanh đơn giản như là ba, má, cha, mẹ…

Vì vậy bố mẹ cần nói chuyện thật chậm, rõ ràng từng từ một để trẻ có thể bắt chước một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, nên kết hợp với hành động tay chân và biểu cảm khuôn mặt khi trò chuyện với trẻ. Khi trẻ đáp lại những lời nói của bạn, hãy tỏ ra hào hứng và khen ngợi trẻ. Điều này khiến trẻ tự tin hơn và thúc đẩy khả năng nói của trẻ. Còn nếu trẻ chưa phản ứng lại bạn thì hãy kiên nhẫn và khuyến khích trẻ tiếp tục tập nói.

Trả lời bé mọi lúc mọi nơi

Bố mẹ hay người thân trong gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tập nói của trẻ. Hãy thật chú ý và lắng nghe bé muốn gì. Trả lời kịp thời những câu hỏi thắc mắc của trẻ. Chẳng hạn như khi trẻ chỉ tay vào những đồ vật gì đó thì bố mẹ hãy nhanh chóng cho bé thông tin về đồ vật đó và khuyến khích trẻ đọc lại nhiều lần sẽ giúp bé nói nhanh hơn.

Đọc sách, kể chuyện hoặc hát cho bé nghe

Bạn có biết không, đối với những đứa trẻ chậm nói thì sách chính là liều thuốc thần kỳ. Nó giúp bé làm quen với từ mới, vần điệu và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Bố mẹ nên chọn cho bé những quyến sách có nhiều màu sắc tươi sáng, phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú hơn.

 

Những bài hát thiếu nhi có giai điệu vui nhộn cũng là cách rất tốt để trẻ ghi nhớ từ ngữ mới mà còn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Đây cũng là cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Các phụ huynh có thể ghé qua Hi Pencil Store để chọn những quyển sách phù hợp với trẻ.

{{https://www.hipencilstore.com/products/hop-nhac-go}}

>>>Xem thêm: Bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)

 

Trên đây là một số thông tin về việc chậm nói của trẻ, hy vọng các phụ huynh đã hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách giúp trẻ học nói nhanh hơn. Qua bài viết này, mong rằng quý phụ huynh đã biết làm gì khi trẻ bị chậm nói, chúc phụ huynh thành công.

>>>Xem thêm: 

Đồ chơi giáo trí cho bé 3 tuổi

bình luận trên bài viết “Làm gì khi trẻ bị chậm nói?

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM