Những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay!

Huỳnh Thanh Thanh Th 5 29/07/2021

Cuộc sống bận bịu khiến các phụ huynh không thể trông nom trẻ suốt cả ngày được. Tuy nhiên, trong quá trình “thả lỏng” con cái như thế, trẻ có thể học được những hành vi không tốt từ người lớn, từ bạn bè hay từ những bộ phim, hình ảnh trên TV và mạng xã hội. Nhận thấy những thay đổi của con mình, cha mẹ cần phải can thiệp ngay để những hành vi đó không trở thành thói quen xấu cho con. Phụ huynh nên tham khảo những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay và các cách khắc phục sau đây.

Sửa các tật xấu cho trẻ là việc khiến không ít cha mẹ đau đầu

Trẻ dễ cáu gắt và la hét

Khi không hài lòng về chuyện gì, bé thường có biểu hiện bực tức và to tiếng với bạn, nhiều lúc quá đáng hơn, bé còn nằm lăn ra đất la hét và ăn vạ bạn để bày tỏ thái độ. Đây là những hành vi thường thấy đối với trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi.

La hét, ăn vạ là những biểu hiện thường thấy ở trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5

Cách giải quyết: Khi đối mặt với một đứa trẻ đang cáu gắt, cha mẹ nhất định phải thật bình tĩnh, bạn không nên la mắng hay nạt lại con. Thay vào đó, bạn nên yêu cầu bé vào phòng riêng (hoặc một góc riêng, ít người) im lặng ngồi cho đến khi bé bình tĩnh hơn. Khi đó, trẻ sẽ thiết lập lại cảm xúc và khi đó trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn, cha mẹ hãy giúp con hiểu rằng, việc bé giận dữ như thế sẽ không thể cho bé điều mà bé muốn. Cha mẹ cũng hãy cho bé biết cách xử lý tốt hơn ngoài việc giận dữ. Ngoài ra, đừng nhân nhượng với trẻ chỉ vì khi đó có khách trong nhà, trong tình huống đó bạn càng nhân nhượng thì con sẽ biết rằng bé sẽ đạt được điều bé muốn nếu tiếp tục la hét. Vì thế nên đừng ngại dạy dỗ bé khi cần thiết nhé!

>>> Xem thêm: Trẻ hay cáu gắt và những lời khuyên từ chuyên gia tâm lý

Bé bướng bỉnh và không nghe lời cha mẹ

Cha mẹ nói chuyện với con nhưng bé lại có biểu hiện lơ đễnh, giống như không muốn nghe bạn nói và khiến bạn phải nói đi nói lại nhiều lần. Đó là một trong những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay.

Cách xử lý khi bé không nghe lời chính là thiết lập kỷ luật cho con

Cách giải quyết: Lúc này, cha mẹ cần phải lập ra những nguyên tắc để con tuân theo và nhắc nhở con phải thực hiện. Bạn phải thể hiện sự ký luật ngay từ ở môi trường quen thuộc là gia đình và chính cha mẹ phải là tấm gương để bé học hỏi theo. Bên cạnh đó, khi giao tiếp với con, cha mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con, điều này giúp trẻ tập trung vào lời bạn nói và không thể lơ là với bạn được.

Con chơi bạo lực với bạn bè

Cha mẹ thường lo lắng con mình là nạn nhân của bạo lực học đường, vậy cha mẹ nên xử sự thế nào nếu chính con lại là kẻ bắt nạt? Nếu không kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực của trẻ, dần dần sẽ tạo thành thói quen cho bé và ảnh hưởng đến những người xung quanh và nhất là sẽ gây hại cho tương lai của trẻ.

Bạo lực ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và giúp con sửa ngay thói quen không tốt này

Cách giải quyết: Khi thấy bé chơi bạo lực với bạn hay nói chuyện thô lỗ với bạn, cha mẹ cần phải trao đổi với con ngay lập tức. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con làm như vậy với bạn bè. Sau đó, bạn cần phải cho bé biết rằng đó là hành vi sai trái, sẽ có hại cho cả bé và cả bạn của bé. Cha mẹ có thể đặt ngược lại vấn đề cho trẻ: “Nếu bạn của con đối xử với con như thế thì con sẽ cảm thấy thế nào?” nhằm giúp trẻ học được cách đặt bản thân vào vị trí của người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên dạy cho con cách kiểm soát cơn giân dữ đúng thời điểm và tạo điều kiện cho bé giảm căng thẳng như dẫn bé đi chơi hay mua đồ chơi cho bé…

>>> Xem thêm: Phụ huynh nên làm gì khi bé có biểu hiện bạo lực và ức hiếp bạn?

Bé nói dối với người lớn

Các nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, những gia đình nghiêm khắc và ít trò chuyện với trẻ sẽ khiến trẻ có xu hướng nói dối nhiều hơn. Khi còn nhỏ, bé có thể nói dối một cách vô hại, tuy nhiên nếu bé làm quen với việc nói dối và sử dụng những lời nói dối một cách thuần thục thì sẽ rất đáng sợ. Đây là một trong những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay và không nên để trẻ phát triển hành vi này thành thói quen khi lớn lên.

Trẻ nói dối có thể bắt nguồn một phần từ tâm lý muốn che giấu

Cách giải quyết: Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bắt đầu nói dối, cha mẹ nên bắt đầu với việc dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con một cách bình tĩnh, yêu cầu con bày tỏ cảm xúc một cách chân thành. Hãy cảnh báo với bé về những tác hại của hành vi nói dối, chẳng hạn như kể cho bé nghe về câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tặng cho bé một món quà mỗi khi bé bày tỏ sự trung thực và hãy để bé biết rằng lời nói của cha mẹ là đáng tin cũng như khuyến khích bé nói những lời chân thật với bạn.

>>> Xem thêm: Cách xử lý thông minh cho ba mẹ khi phát hiện ra con nói dối

Bài viết đã đề cập đến những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay và cách xử lý để giúp bé phát triển thật toàn diện. Cha mẹ đừng lo lắng khi bé yêu xuất hiện những hành vi xấu nhé, quan trọng là cách cha mẹ kiên nhẫn và giáo dục con như thế nào thôi! Hy vọng bài viết này giải đáp được các vấn đề mà phụ huynh đang quan tâm, hãy bỏ túi những bí quyết hữu ích này và bình tĩnh đối diện với những hành vi không tốt của bé con nhà bạn nhé!

>>> Xem thêm:

bình luận trên bài viết “Những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay!

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM