Bí Quyết Cho Mẹ


Đồ chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ
Bí Quyết Cho Mẹ

Đồ chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ

Trong thời buổi hiện đại, trẻ em được tiếp xúc với môi trường giáo dục từ rất sớm vậy nên các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình phát triển não bộ tốt ngay từ ban đầu. Để đạt được điều đó, trước hết bé phải có kỹ năng tập trung tốt. Vì vậy, bên cạnh việc học trên sách vở, những đồ chơi rèn luyện sự tập trung cũng là cách để trẻ vừa có thể luyện tập sự tập trung của não bộ, vừa được chơi vui vẻ không bị gò bó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu, những món đồ chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ nhé! TOP ĐỒ CHƠI RÈN LUYỆN SỰ TẬP TRUNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAOChơi ghép hìnhGhép hình là một trong những loại đồ chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ em. Giúp bé phát không chỉ phát triển khả năng tập trung tốt nhất mà còn nâng cao tư duy và khả năng ngôn ngữ. Trò chơi này cũng giúp liên kết mắt và tay bé tạo ra sự kết nối linh hoạt giữa hai bộ phận này. Những mảnh ghép đầy màu sắc sẽ giúp bé cảm thấy thích thú và đây cũng là một công cụ giảng dạy tuyệt vời của bố mẹ.Để trò chơi này hiệu quả, bố mẹ nên bắt đầu bằng việc mua những bộ ghép hình đơn giản, có hình ảnh nhân vật mà bé thích hay những thứ thân thuộc với bé. Sau khi chơi ghép hình nhiều lần, bé sẽ dần cảm thấy phấn khích và thích thú và tập trung hơn trong những hình ghép khó hơn.Với những bé đang trong quá trình học chữ, bố mẹ có thể mua cho bé những bộ ghép hình bảng chữ cái hay các con số. Những mảnh ghép càng nhiều màu sắc sẽ càng khiến các bé thích thú và dành nhiều sự tập trung hơn vào trò chơi của mình.{{https://www.hipencilstore.com/products/tro-choi-ghep-hinh}}>>>Xem thêm: Đồ chơi cho trẻ mới biết điTrò chơi giải mã mê cungĐây là trò chơi rèn luyện sự tập trung ở trẻ bởi khi chơi, trẻ phải tìm đường về đích, có thể sẽ khá dài và đòi hỏi trẻ không được xao lãng trong suốt quá trình chơi.Trong trò chơi này, để phát triển tốt kỹ năng tập trung cho trẻ, bố mẹ hãy chuẩn bị một khối mô hình và lắp ghép thành một ngôi nhà và 2-3 đường đi, trong đó chỉ có 1 đường đi về tới nhà, đường còn lại là đi vào ngõ cụt hoặc đi vào rừng. Để bé tập trung cao độ hơn, bạn hãy cho trẻ một mốc thời gian giới hạn để tìm ra đường về nhà. Khi trẻ đã chơi quen trò này, hãy tạo ra các đường khó hơn, ngoằn ngoèo hơn hay giảm thời gian lại để tăng độ khó cho trò chơi.Ngoài mô hình lắp ghép, bố mẹ cũng có thể dùng bút vẽ trên giấy đơn giản. Và hãy nhớ thay đổi chủ đề liên tục để bé không bị nhàm chán, chẳng hạn như giúp chú khỉ đi tìm đường để ăn được một quả chuối,…{{https://www.hipencilstore.com/products/me-cung-nam-cham}}Giải mã rubikRubik là một loại đồ chơi trí tuệ nổi tiếng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Nó là một “khối nhựa nhiều màu” và các bé phải chinh phục bằng cách đưa khối màu về trật tự ban đầu. Để giải được một khối rubik, trẻ cần ghi nhớ vị trí của các ô màu để di chuyển nên việc chơi rubik giúp tăng kỹ năng tập trung cao độ cho trẻ. Bên cạnh đó nó còn giúp bé khả năng tư duy logic và khả năng ghi nhớ để giải quyết vấn đề.Với các bé nhỏ, lần đầu chơi rubik sẽ khiến các bé gặp nhiều khó khăn và  lúng túng trong việc hóa giải. Vì vậy, bố mẹ có thể hướng dẫn con giải quyết từng tầng một cho đến khi trẻ hiểu được cơ chế hoạt động của rubik. Khi đã hiểu rõ trẻ sẽ trở nên hứng thú và tập trung hơn với bộ môn này.>>>Xem thêm: Đồ chơi giáo trí cho bé 3 tuổiTìm điểm khác nhauSẽ có 2 bức tranh khá giống nhau đặt cạnh nhau. Nhiệm vụ của bé là phải tìm ra được những điểm khác nhau của hai bức tranh này. Tuy nhiên, những điểm khác nhau đó ở những nơi rất khó thấy trong bức tranh, đòi hỏi bé phải cực kỳ tập trung mới có thể tìm được. Ưu điểm của trò chơi này sẽ kích thích sự tò mò của bé. Khi thời gian dần trôi qua mà bé vẫn chưa tìm được những điểm khác nhau đó, bé sẽ cảm thấy khó chịu và ý chí sẽ bắt buộc bé phải tập trung hơn nữa để tìm ra.Tìm đồ vật trong hìnhNhững bức tranh có nhiều vật dụng được sắp xếp ngẫu nhiên, lộn xộn và danh sách một số đồ vật được khéo léo che đậy bên trong. Bố mẹ sẽ cho bé thời gian nhất định để tìm ra các đồ vật. Bé cần phải quan sát rất chăm chú và tập trung để phát hiện ra các đồ vật giấu trong tranh, đây là trò chơi rất phù hợp để rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.{{https://www.hipencilstore.com/products/kinh-van-hoa-huou-cao-co}}Trên đây là các loại đồ chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ rất tốt. Bố mẹ hãy ghé qua Hi Pencil Store để lựa chọn đồ chơi phù hợp cho bé nhé.Xem thêm: Bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)Phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát và lời khuyên từ chuyên giaTìm hiểu về đồ chơi Montessori. Top đồ chơi Montessori tốt nhất cho bé

Dạy con bảo vệ bản thân trước người lạ
Bí Quyết Cho Mẹ

Dạy con bảo vệ bản thân trước người lạ

Trẻ nhỏ rất hiếu động, hay tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Khi trưởng thành, bé cũng sẽ dần tiếp xúc với môi trường bên ngoài gia đình. Bố mẹ không phải lúc nào cũng bên cạnh con 24/24 để chăm sóc và bảo vệ được. Còn những mối nguy hiểm thường đến từ một cách bất ngờ mà không ai có thể lường trước được. Với mong muốn con trẻ được an toàn, bố mẹ cần dạy con bảo vệ bản thân trước người lạ, giúp cho bé nhận thức được các đối tượng nguy hiểm nhằm tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.  VÌ SAO NÊN DẠY TRẺ TỰ VỆ SỚM?Tự vệ là kỹ năng nhận biết được các mối đe dọa từ xã hội và ứng phó và bảo vệ bản thân trước các hoàn cảnh nguy hiểm.Trẻ em là đối tượng dễ bị lợi dụng vì các bé chưa ý thức được về những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra với mình. Đôi khi, chính vì tính cách tò mò và năng động của trẻ lại đẩy bé vào tình cảnh nguy hiểm. Do đó, phụ huynh cần phải dạy con bảo vệ bản thân trước người lạ càng sớm sẽ càng tốt cho bé. Bởi chỉ khi trẻ hiểu và nhận thức được cách bảo vệ bản thân, trẻ mới có thể an toàn, bố mẹ cũng sẽ an tâm về con mình hơn.PHỤ HUYNH NÊN DẠY BÉ NHỮNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN        Hướng dẫn trẻ cách hành xử khi tiếp xúc với người lạNhững kẻ xấu thường sẽ dụ dỗ trẻ con với những lời nói “ngon ngọt” hoặc những món đồ hấp dẫn như đồ chơi, đồ ăn để bé tin tưởng và đi theo chúng. Vì vậy, hãy dặn dò bé tuyệt đối không đi theo bất kỳ người lạ nào. Các mẹ hãy lặp đi lặp lại điều này nhiều lần cho bé nhớ, giả định tình huống cho con và chỉ con cách để giải quyết tình huống ấy.Phụ huynh hãy dặn dò bé, trong mọi trường hợp, không được đến gần và bắt chuyện với người lạ. Cũng như hãy dặn con luôn chơi ở những nơi đông người, có nhiều bạn bè, đừng tự chơi một mình ở những nơi vắng vẻ. 2.     Nói cho bé về những bộ phận riêng tư của cơ thểBố mẹ thường bỏ qua những bài học về giáo dục giới tính và nghĩ rằng bé còn nhỏ nên chưa cần biết. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Hãy dạy cho con về những bộ phận riêng tư của con và chỉ con cách bảo vệ. Khi bé ý thức được về những vùng cá nhân, vùng nhạy cảm, bé có thể chủ động nhận biết được tình huống có nguy cơ gây hại đến cơ thể cũng như chủ động bảo vệ cơ thể mình.>>>Xem thêm: Bật mí cách chọn đồ chơi giúp bé gái khéo léo ngay từ nhỏ2.     Dạy con về những kỹ năng cần thiếtCác bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ các kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống khi ở trong tình cảnh không hay. Chỉ cho bé các nơi mà bé có thể tin tưởng để tìm kiếm sự giúp đỡ nếu không có bố mẹ ở bên như thầy cô giáo, cảnh sát, các trung tâm hỗ trợ… cũng như các số điện thoại liên lạc khẩn cấp như 113, 114…Đặc biệt bố mẹ nên cho con ghi nhớ số điện thoại hoặc ghi các cách giao tiếp với gia đình và treo trên ba lô, điều này sẽ giúp trẻ có thể giao tiếp với bố mẹ ngay lập tức trong mọi tình huống.Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đưa trẻ đến các trung tâm dạy võ tự vệ, các bộ môn võ có thể giúp trẻ có thể chủ động hơn trong những tình huống đối diện với nguy hiểm.DẠY CON BẢO VỆ BẢN THÂN TRƯỚC NGƯỜI LẠ NHƯ THẾ NÀO?3.     Thường xuyên trò chuyện với trẻBố mẹ hãy dành tí thời gian để tâm sự với bé, xây dựng niềm tin của bé đối với bố mẹ mình.  Nói chuyện với con hằng ngày sẽ tạo cơ hội để bé kể về những chuyện xảy ra khi bố mẹ không ở bên. Và khi phát giác được bé đang gặp chuyện, phụ huynh có thể xử lý ngay.{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-xep-hinh-528-manh-buoi-tiec-hoang-hon}}3      Đừng quát mắng conLa mắng con trẻ sẽ khiến con khó khăn trong việc tạo lòng tin với bố mẹ, bé sẽ hạn chế chia sẻ về bản thân hơn. Vì thế phụ huynh nên bình tĩnh trong các tình huống mà trẻ mắc lỗi. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và nói cho bé về hậu quả khi bé làm sai. Có thể phạt con nhằm giúp con nhận thức được trách nhiệm của mình nhưng tuyệt đối đừng quát mắng con.>>>Xem thêm: Những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay!        Giả định tình huống cho bé giải quyếtKhi trò chuyện với con, bố mẹ có thể lồng ghép những câu chuyện về các tình huống nguy hiểm và yêu cầu bé xử lý. Ví dụ: "Nếu con gặp một người lạ tự xưng là bạn của bố/ mẹ thì sao? ; nếu người lạ kêu con lên xe để chở đến chỗ bố/ mẹ thì sao? ; nếu người đó cho con đồ ăn thì sao?...". Đây là một cách rất quan trọng để bố mẹ dạy con cách đối phó với người lạ. Bố mẹ nên lắng nghe câu trả lời của con, nói về những nguy hiểm khi con đi theo người lạ và đưa ra hướng giải quyết.KẾT LUẬNDạy con bảo vệ bản thân trước người lạ là một trong những bài học cần giáo dục cho con trẻ càng sớm càng tốt. Khi bé biết càng sớm, bé càng nhận biết rõ được sự nguy hiểm để học cách đề phòng. Bố mẹ không chỉ nên dạy bé về lý thuyết suông mà nên kết hợp với những bài tập thực hành để rèn luyện cho bé thói quen tự vệ. Hi vọng với các hướng dẫn dạy con bảo vệ bản thân trước người lạ trên, bố mẹ sẽ thành công với việc dạy cho bé cảnh giác về những mối nguy hiểm xung quanh và cách để bảo vệ chính mình.>>>Xem thêm:Thẻ card học tập và những lợi ích tuyệt vời có thể nhiều người chưa biếtPhát triển trí tuệ nhờ trò chơi xếp hình đơn giảnXử lý như thế nào khi trẻ ném đồ ăn? Những nguyên nhân làm trẻ ném đồ ăn khiến bạn bất ngờ 

Làm gì khi trẻ bị chậm nói?
Bí Quyết Cho Mẹ

Làm gì khi trẻ bị chậm nói?

Có nhiều trẻ đã bước qua 2 tuổi nhưng vẫn không biết nói, không chịu tương tác và phản ứng với mọi thứ âm thanh xung quanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con. Chậm nói ở trẻ nếu không can thiệp sớm sẽ khiến trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí còn phát sinh những loại bệnh lý khác. Chính vì vậy các phụ huynh cần nắm rõ sự phát triển của trẻ những bạn cùng lứa tuổi. Vậy thì chúng ta cần làm gì khi trẻ bị chậm nói? MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÉ BỊ CHẬM NÓIKhiếm khuyết răng miệng hay các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng. Việc trẻ có nếp gấp bên dưới lưỡi hoặc có thể hạn chế chuyển động lưỡi dẫn đến bé chậm nói.Thính giác cũng là một vấn đề có thể ảnh hưởng đến lời nói của bé. Vì vậy, trẻ nên được kiểm tra thính giác khi phát hiện trẻ chậm nói. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nghe dẫn đến khó trong việc nói, hiểu hay bắt chước ngôn ngữ. Tự kỷ: Không phải tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ đều bị chậm nói, nhưng bệnh tự kỷ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến giao tiếp của trẻ.Khuyết tật trí tuệ: Một loạt các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra sự chậm nói chẳng hạn như là chứng khó đọc hay các khuyết tật học tập khác dẫn đến sự chậm trong giao tiếp.Vấn đề tâm lý xã hội: Những điều này cũng có thể gây ra sự chậm trễ ngôn ngữ. Ví dụ như việc cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê, không quan tâm nhiều đến trẻ có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ.>>>Xem thêm: Phát triển trí tuệ nhờ trò chơi xếp hình đơn giảnBỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI BÉ BỊ CHẬM NÓITạo môi trường tốt giúp bé phát huy khả năng nóiCha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có thể chơi và tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi nhiều hơn vì khi có một môi trường lành mạnh sẽ giúp trẻ học nói nhanh hơn. Những cuộc trò chuyện cùng gia đình, thầy cô và đặc biệt là các bạn đồng trang lứa sẽ giúp trẻ trở nên bạo dạn, nhanh nhẹn mà còn tạo cho trẻ có nhiều điều kiện để phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.Nghiêm cấm nói theo giọng điệu của trẻTrong quá trình tập nói, trẻ thường phát âm không chuẩn, giọng nói bị ngọng hoặc líu lưỡi. Vậy nên trong khoảng thời gian này, người lớn cần tuyệt đối không bắt chước nói theo giọng điệu của trẻ. Vì điều này có thể khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, trẻ sẽ tiếp tục nói sai.Nói chuyện với trẻ nhiều hơnPhụ huynh nên chủ động nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, vì đây là cách tốt nhất để cải thiện khả năng nói của trẻ. Trong giai đoạn trẻ tập nói, trẻ hay “hóng chuyện” và bắt chước theo những âm thanh đơn giản như là ba, má, cha, mẹ…Vì vậy bố mẹ cần nói chuyện thật chậm, rõ ràng từng từ một để trẻ có thể bắt chước một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, nên kết hợp với hành động tay chân và biểu cảm khuôn mặt khi trò chuyện với trẻ. Khi trẻ đáp lại những lời nói của bạn, hãy tỏ ra hào hứng và khen ngợi trẻ. Điều này khiến trẻ tự tin hơn và thúc đẩy khả năng nói của trẻ. Còn nếu trẻ chưa phản ứng lại bạn thì hãy kiên nhẫn và khuyến khích trẻ tiếp tục tập nói.Trả lời bé mọi lúc mọi nơiBố mẹ hay người thân trong gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tập nói của trẻ. Hãy thật chú ý và lắng nghe bé muốn gì. Trả lời kịp thời những câu hỏi thắc mắc của trẻ. Chẳng hạn như khi trẻ chỉ tay vào những đồ vật gì đó thì bố mẹ hãy nhanh chóng cho bé thông tin về đồ vật đó và khuyến khích trẻ đọc lại nhiều lần sẽ giúp bé nói nhanh hơn.Đọc sách, kể chuyện hoặc hát cho bé ngheBạn có biết không, đối với những đứa trẻ chậm nói thì sách chính là liều thuốc thần kỳ. Nó giúp bé làm quen với từ mới, vần điệu và cách mà mọi người trò chuyện với nhau. Bố mẹ nên chọn cho bé những quyến sách có nhiều màu sắc tươi sáng, phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú hơn. Những bài hát thiếu nhi có giai điệu vui nhộn cũng là cách rất tốt để trẻ ghi nhớ từ ngữ mới mà còn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Đây cũng là cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Các phụ huynh có thể ghé qua Hi Pencil Store để chọn những quyển sách phù hợp với trẻ.{{https://www.hipencilstore.com/products/hop-nhac-go}}>>>Xem thêm: Bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) Trên đây là một số thông tin về việc chậm nói của trẻ, hy vọng các phụ huynh đã hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách giúp trẻ học nói nhanh hơn. Qua bài viết này, mong rằng quý phụ huynh đã biết làm gì khi trẻ bị chậm nói, chúc phụ huynh thành công.>>>Xem thêm: Đồ chơi giáo trí cho bé 3 tuổiKhơi gợi ý thích với môn toán bằng đồ chơi toán học cho béMẹo bảo quản đồ chơi lego đúng cách

Tập cho bé thói quen ăn rau từ nhỏ
Bí Quyết Cho Mẹ

Tập cho bé thói quen ăn rau từ nhỏ

Bạn có biết, rau củ quả là nhóm thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người và đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Không chỉ có lợi cho sức khỏe và sự phát triển về thể chất lẫn trí não, mà còn bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, rau xanh có tác dụng làm đẹp da, thanh lọc cơ thể, không chứa chất béo, có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì thế việc tập cho bé thói quen ăn rau từ nhỏ sẽ rất có lợi cho bé sau này.LỢI ÍCH CỦA THÓI QUEN ĂN RAU CỦ QUẢTăng cường thị lực: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc ăn rau xanh thường xuyên giúp cải thiện thị lực vì trong rau xanh có nhiều chất chống oxy hóa, giàu Vitamin A.Giúp tiêu hóa tốt và cải thiện đường ruột: Trong rau xanh có nhiều chất xơ, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa, ngăn chặn quá trình viêm nhiễm gây ra đau đớn.Giúp xương phát triển khỏe mạnh: rau xanh chứa rất nhiều canxi, vitamin K giúp hệ xương ổn định, phát triển khỏe mạnh. Củng cố xương, cải thiện mật độ xương, làm cho chúng dày và khỏe mạnh hơn.Điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh về tim mạch: Rau củ quả không chỉ duy trì huyết áp ổn định, hàm lượng cholesterol lành mạnh, giảm có bệnh về tim mà còn chứa hàm lượng vitamin C cao sẽ giúp phòng chống bệnh ung thư. Đồng thời chống lại tình trạng lão hóa hiệu quả, chống lo âu và trầm cảm.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ CÓ THÓI QUEN ĂN RAU TỪ NHỎLàm cho rau củ sinh động và hấp dẫn trong mắt béTrẻ em rất thích thú với các màu sắc, hình dạng ngộ nghĩnh. Vì thế mẹ hãy kết hợp nhiều loại rau củ có nhiều màu sắc khác nhau và tạo nên những hình ảnh đáng yêu lạ mắt, chẳng hạn như cắt các loại rau củ thành hình vuông, tròn, tam giác, trái tim, hoặc hình các con vật…. Sáng tạo trong chuẩn bị bữa ăn hằng ngày với rau củ quả sẽ giúp trẻ chú ý hơn tới các loại thức ăn này, trẻ sẽ có hứng thú ăn hơn. >>>Xem thêm: Mách mẹ phương pháp chữa tật nói ngọng hiệu quả cho trẻTạo cơ hội cho bé cùng tham gia chế biến rau củViệc cùng bé chế biến bữa ăn cho gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giúp bé nhận thức được tầm quan trọng của thức ăn và hào hứng thưởng thức thành quả của mình. Bạn sẽ ngạc nhiên lắm khi thấy trong bữa ăn, trẻ cố gắng tìm những miếng cà rốt do trẻ tự tạo hình và ăn một cách ngon lành. Vì vậy bố mẹ hãy cho bé “góp sức” chế biến nhiều loại rau củ quả để bé thích thú ăn chúng hơn. Rèn luyện thói quen ăn rau củ quả ngay từ khi còn nhỏKhi bé còn nhỏ, mẹ nên xay nhuyễn hoặc băm nhỏ rau hòa vào thức ăn cho bé ăn. Việc này giúp bé dùng quen những mùi vị của các loại rau củ quả và rèn luyện được thói quen tốt này.>>>Xem thêm: Trẻ hay cáu gắt và những lời khuyên từ chuyên gia tâm lýGiúp bé nhận thức lợi ích của việc ăn rau củBố mẹ có thể mua cho bé những quyển truyện tranh liên quan đến rau củ hay những bộ đồ chơi rau củ. Để khi bé đang chơi hay đọc truyện cùng bố mẹ thì bố mẹ có thể nói cho bé những lợi ích của chúng. Việc này giúp bé tò mò về hương vị và muốn ăn thử những loại rau củ quả này, hình tahnfh thói quen ăn rau từ nhỏ của bé. Bố mẹ có thể ghé qua Hi Pencil để chọn những quyển truyện tranh hấp dẫn hay những bộ đồ chơi thú vị cho bé.{{https://www.hipencilstore.com/products/truyen-tranh-mot-lan-ban-rau-cu}}{{https://www.hipencilstore.com/products/truyen-tranh-nho-cu-cai}}Khuyến khích tất cả thành viên trong gia đình đều ăn các loại rau củ quảTrong bữa ăn hàng ngày bố mẹ cũng nên khuyến khích các thành viên khác trong gia đình ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Điều này có thể khuyến khích trẻ học theo và càng thích thú với các loại thực phẩm này khi cả nhà ai cũng ăn chúng. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hiểu được ăn rau rất tốt và cũng cần thiết như ăn cơm hay ăn thịt vậy. Trẻ em cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau từ nhiều loại rau củ quả. Vì thế việc tập cho bé thói quen ăn rau từ nhỏ là hết sức cần thiết. Rau củ quả sẽ giúp bé không chỉ phát triển mà còn có sức khỏe tốt. Bố mẹ hãy tham khảo một số cách giúp bé rèn luyện thói quen ăn rau từ nhỏ ở bài viết này nhé. Chúc các bố mẹ thành công.>>>Xem thêm: Cách bảo vệ sức khoẻ cho trẻ vào mùa mưaTop những trò chơi giúp bé nhận biết con vật vui nhộn ngay tại nhàTìm hiểu về tư duy phản biện. Có nên tập tư duy phản biện cho bé từ sớm?

Mẹo bảo quản đồ chơi lego đúng cách
Bí Quyết Cho Mẹ

Mẹo bảo quản đồ chơi lego đúng cách

 Bảo quản đồ chơi cho trẻ là công việc tưởng đơn giản nhưng làm nhiều phụ huynh đau đầu.Với những đứa trẻ, đồ chơi luôn là những báu vật vô giá cũng như người bạn vô cùng thân thiết. Bố mẹ nên  lưu ý rằng hãy luôn giữ đồ chơi thật sạch sẽ để bảo đảm an toàn cho bé. Đặc biệt là đồ chơi Lego, bởi vì Lego là những mảnh đồ chơi nhỏ mà bé thường cầm nắm và thậm chí là cho vào miệng, vậy nên cần bảo quản đồ chơi Lego đúng cách.{{https://www.hipencilstore.com/products/lego-supperheroes-tau-ngam-cua-batman-va-cuoc-doi-dau-duoi-day-bien}}CHẤT LIỆU CỦA ĐỒ CHƠI LEGO LÀ GÌ?Các viên gạch LEGO được làm từ nhựa ABS, có đặc điểm rất bền, chịu lực tốt, vừa cứng lại vừa dẻo dai, an toàn cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên cũng giống như các loại nhựa thông thường, nhựa ABS sẽ đổi màu và giòn gãy nếu bị chiếu trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, sau khi bé chơi xong, bố mẹ nên cất LEGO vào hộp kín, tránh để đồ chơi ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.Vậy nên bố mẹ hãy nhớ bảo quản đồ chơi lego đúng cách, việc này tuy khá mất thời gian nhưng nếu bạn để bụi bẩn bám lâu ngày, sẽ gây khó khăn hơn trong việc vệ sinh, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự an toàn của bé.BẢO QUẢN ĐỒ CHƠI LEGO NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?Như bạn đã biết đồ chơi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ, giúp trẻ vui chơi ngoan ngoãn, phát triển trí tuệ. Nhưng để giữ gìn đồ chơi an toàn cho bé mà vẫn không làm giảm đi sự hứng thú, bố mẹ nên cẩn trọng và kỹ càng khi bảo quản đồ chơi cho bé nhé.Thường xuyên kiểm tra đồ chơi của bé, luôn đảm bảo rằng nó vẫn thực sự an toàn cho bé. Việc này rất cần thiết để bố mẹ an tâm rằng sẽ không có bất kỳ nguy hiểm nào đến với bé khi chơi.Sau khi bé chơi xong, cất tất cả vào hộp hoặc đặt lên kệ đựng đồ chơi riêng. Tránh việc vứt bừa bãi khắp nhà, vì vi khuẩn có thể tích tụ hoặc xâm nhập vào đồ chơi. Đặc biệt là những miếng ghép có thể thất lạc hoặc bé có thể dẫm phải chúng và trượt ngã. Cách tốt nhất là bố mẹ nên tập cho bé ý thức nhặt đồ chơi để vào đúng vị trí sau khi chơi xong.Không bao giờ để đồ chơi bằng kim loại bên ngoài qua đêm. Vì các tác động môi trường sẽ khiến chúng bị gỉ sét. Khi trẻ tiếp xúc với đồ chơi gỉ sét lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh uốn ván, bệnh do vi khuẩn có ảnh hưởng đến hệ thần kinh,....vô cùng nguy hiểm.>>>Xem thêm: Tuyệt chiêu dạy trẻ tự thu dọn đồ chơi siêu hiệu quả cho ba mẹ nóng tínhMẸO VỆ SINH ĐỒ CHƠI LEGO ĐƠN GIẢNTheo một khảo sát của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, cứ trung bình 100 phụ huynh thì có đến 70 phụ huynh không vệ sinh đồ chơi cho bé thường xuyên. Điều này có nghĩa là nhiều trẻ em đang tiếp xúc với đồ chơi có chứa những loại vi khuẩn nguy hiểm mỗi ngày. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu cách vệ sinh đồ chơi cho trẻ sẽ như thế nào nhé!Bước 1: Tách rời các viên lego ra để việc vệ sinh được dễ dàng, vì khi để các viên gạch vẫn còn gắn với nhau sẽ khó rửa sạch những chỗ ghép nối và khó dùng các chất tẩy rửa hay làm khô.Bước 2: Ngâm vào dung dịch chất tẩy nhẹ như sữa tắm trong vòng 5 phút. Vì nếu dùng các chất tẩy mạnh nhiều lần có thể làm gạch lego bị đổi màu và giòn gãy. Hơn nữa, sẽ ảnh hưởng đến da tay của bé khi bé tiếp xúc với lego lâu dài.Bước 3: Dùng bàn chải lông mềm, mảnh chẳng hạn như bàn chải đánh răng để cọ từng viên gạch với những vết bụi bẩn đã bám lâu. Vì bàn chải lông cứng sẽ làm gạch bị trầy xước, hoặc có thể dùng khăn vải lau nhẹ nếu bạn thường xuyên vệ sinh.Vệ sinh lego bằng cách lau rửa bằng khăn mềm Bước 4: Rửa lại thật sạch bằng nước sạch hay tốt hơn là nước ấm cho các chất tẩy được rửa trôi đi hết.Bước 5: Cho vào túi lưới giặt đồ và treo ở chỗ râm để phơi khô, trách phơi đồ chơi dưới ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng nên thỉnh thoảng xóc xóc túi lưới để LEGO chóng khô hơn.Lưu ý: bên cạnh bảo quản thật tốt đồ chơi lego thì điều quan trọng hơn là bạn nên chọn những bộ đồ chơi lego có nguồn gốc rõ ràng và an toàn. Để yên tâm, bố mẹ hãy ghé qua Hi Pencil Store để lựa những bộ đồ chơi lego phù hợp cho bé.{{https://www.hipencilstore.com/products/tram-canh-sat-cua-be}}Trên đây là những mẹo bảo quản đồ chơi lego đúng cách, mong bố mẹ sẽ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc giữ an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với các bộ đồ chơi. >>>Xem thêm:Đồ chơi cho bé mới biết điTOP những món đồ chơi khoa học cho bé năm 2021 giúp bé phát triển toàn diệnCách xử lý thông minh cho ba mẹ khi phát hiện ra con nói dối 

Cách bảo vệ sức khoẻ cho trẻ vào mùa mưa
Bí Quyết Cho Mẹ

Cách bảo vệ sức khoẻ cho trẻ vào mùa mưa

Khi mùa mưa đến, sức khoẻ của các con luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Mùa mưa là thời kỳ vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi và phát triển rất nhanh nếu không chủ động phòng tránh, với hệ miễn dịch còn non nớt và sức đề kháng chưa được bảo vệ đầy đủ, sẽ khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm. Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ vào mùa mưa? NHỮNG LOẠI BỆNH TRẺ THƯỜNG GẶP TRONG MÙA MƯAMùa mưa là mùa mà thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao kèm theo khí hậu lạnh, ẩm ướt, sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh.Bệnh tay chân miệngVirus gây bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa mưa thì loại virus này thường bùng phát mạnh mẽ hơn, đặc biệt là ở các nơi sinh hoạt tập thể như trường học, nhà trẻ...Bệnh viêm đường hô hấpVào mùa mưa, khí hậu lạnh là yếu tố chính tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển. Khí hậu ẩm thấp khiến bé dễ bị nhiễm lạnh và hay mắc phải các bệnh như ho, cảm cúm và cảm lạnh. Virus này lây lan rất nhanh thông qua việc tiếp xúc với nước bọt, tay chân, thực phẩm… bị nhiễm khuẩn.Bé dễ bị sổ mũi vào mùa mưaBệnh sốt xuất huyếtSốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue gây ra, thường bùng phát vào đầu mùa mưa vì đây là thời điểm mà muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh mẽ. Đối tượng mà loại siêu vi này nhắm đến thường là trẻ em. Và điều đáng lo ngại là hiện nay vẫn chưa có thuốc phòng và đặc trị sốt xuất huyết, nên việc phòng bệnh có ý nghĩa hết sức to lớn.>>>Xem thêm: Những cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt hiệu quả ngay tại nhàBệnh dịch tảCăn bệnh này rất nguy hiểm, nó có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vi khuẩn gây bệnh dịch tả này thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm thường ngày hoặc ở các nguồn nước bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do ý thức giữ vệ sinh kém của nhiều người, triệu chứng đặc trưng của bệnh là tiêu chảy nặng, nôn và đau bụng.“TUYỆT CHIÊU” GIÚP TRẺ BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀO MÙA MƯANhư chúng ta thấy về mức độ nguy hiểm của những căn bệnh đã nêu trên thì cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ vào mùa mưa là gì? Hãy cùng tìm hiểu để giúp bé an toàn nhất trong mùa mưa nhé.Luôn mang theo áo mưa hoặc ô cho trẻChúng ta sẽ không lường trước được những cơn mưa bất chợt sẽ đến bất cứ lúc nào. Áo mưa hay ô sẽ giúp bé tránh được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, tránh bé bị cảm lạnh.Luôn mang ô đi kèm với bé trong mùa mưa Tiêu diệt vi khuẩn mọi lúc Vào mùa mưa, lượng vi khuẩn trong không khí sinh sôi với tốc độ nhanh vô cùng. Vi khuẩn là nguồn gốc của nhiều loại bệnh như cảm cúm, ho, sốt, tiêu chảy. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy tập cho bé thói quen rửa sạch tay chân với xà phòng diệt khuẩn thật sạch mỗi khi  đi học, đi chơi về.{{https://www.hipencilstore.com/products/may-tiet-trung-binh-sua-va-do-choi}}Dùng thức ăn an toànTrong mùa mưa này, bạn hãy đảm bảo rằng đồ ăn của bé luôn được nấu chín và đun sôi, bạn có thể cho bé uống các loại thức uống nóng như sôcôla, sữa hạt các loại hoặc một bát súp nóng cũng là cách tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa cảm lạnh. Đặc biệt, bạn nên tránh cho trẻ ăn thức ăn đường phố vì những thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn có hại và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy.>>>Xem thêm: Phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát và lời khuyên từ chuyên giaBảo vệ đường hô hấpBố mẹ hãy vệ sinh mũi họng cho bé hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, và nhớ rằng luôn giữ ấm cổ cho bé khi ngủ để tránh nhiễm lạnh, luôn trang bị khẩu trang cho bé khi ra đường, cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi và rửa sạch sau đó. Tránh muỗi tấn côngMùa mưa là thời điểm bùng phát các dịch sốt rét, khiến muỗi sinh sôi nảy nở vô cùng nhanh, chúng ta cần phải tiêu diệt hết chúng bằng cách làm sạch không gian ở. Tránh muỗi đốt trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày, không để trẻ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp, sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.{{https://www.hipencilstore.com/products/bot-muoi-rua-mui}} Qua bài viết này mong phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ vào mùa mưa. Hãy cùng nhau thực hiện các biện pháp chống virus tốt nhất để trẻ an toàn trong mùa mưa.>>>Xem thêm:Thẻ card học tập và những lợi ích tuyệt vời có thể nhiều người chưa biếtTuyệt chiêu dạy trẻ tự thu dọn đồ chơi siêu hiệu quả cho ba mẹ nóng tínhTrẻ tự kỷ chơi gì để hoạt bát hơn? Top trò chơi dành cho bé tự kỷ 

Bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)
Bí Quyết Cho Mẹ

Bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, trẻ em được quan tâm phát triển về nhiều mặt, trong đó có chú trọng đến phát triển trí tuệ về mặt cảm xúc, nhưng không nhiều bậc phụ huynh hiểu và ủng hộ con mình trong vấn đề này. Bố mẹ có biết rằng cảm xúc ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, từ chất lượng của cuộc sống bản thân trẻ đến các mối quan hệ xã hội sau này? Do đó khả năng kiểm soát cảm xúc nên được chú ý một cách đặc biệt. Chúng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.Vậy làm sao để giúp con nâng cao trí tuệ cảm xúc (EQ) một cách tự nhiên và hiệu quả? Sau đây, Hi Pencil Store sẽ giới thiệu một số bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) mà bố mẹ có thể tham khảo.Bên cạnh chỉ số IQ, chỉ số EQ cũng là điều ba mẹ nên quan tâm để phát triển cho con trẻ. Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì?EQ là từ viết tắt của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng nhận biết và kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và những người xung quanh. Do đó, EQ là một chỉ số đánh giá trí thông minh cảm xúc của một người.Không giống như IQ, chỉ số EQ có thể được bồi dưỡng Theo các nghiên cứu khoa học, những người có EQ cao thường có khả năng chịu áp lực tốt và luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. Họ cũng là những người giàu tình cảm, biết cách đối nhân xử thế và dễ cảm thông cho người khác. Nhờ đó, những người có chỉ số EQ cao dễ thành công trong cuộc sống xã hội và được nhiều người tôn trọng.>>> Xem thêm:  Phát triển trí tuệ nhờ trò chơi xếp hình đơn giảnLàm thế nào để nâng cao trí tuệ cảm xúc (EQ) cho bé?Có thể nói, chính bố mẹ, gia đình và môi trường trường học ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số cảm xúc của trẻ. Chỉ số tình cảm của bé sẽ không phát triển nếu không có sự động viên, khích lệ từ gia đình và mọi người xung quanh. Dưới đây là bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ):Dành thời gian tâm sự và lắng nghe con trẻỞ nhà, phụ huynh cần thường xuyên trò chuyện và gần gũi với trẻ để trẻ học cách kết nối và tương tác với người khác và dần dần bé sẽ hình thành thái độ tôn trọng đối với những người xung quanh. Điều đó giúp con nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ cảm xúc. Hãy lắng nghe con và tập cho trẻ thói quen lắng nghe nhiều hơnHơn nữa, bố mẹ nên tránh những suy nghĩ áp đặt khi nói chuyện với con. Nếu bé có ý kiến ​​trái chiều, bố mẹ hãy thảo luận điều gì đúng và điều gì sai với con. Khi trẻ được tiếp xúc với các quan điểm đa chiều, trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ, bao dung hơn và đồng cảm với những suy nghĩ của người khác.Dạy con cách về sự cảm thôngHiện nay, chúng ta gặp vô số tiếng cười cợt của các bạn nhỏ khi đi trên đường, chúng thường đùa giỡn, dè bỉu những người ăn xin, quát mắng những đứa trẻ bán hàng rong... Trẻ có thái độ tiêu cực như vậy đối với những người xung quanh cũng một phần là do thiếu sự bảo ban, chăm sóc từ bố mẹ.Chính vì vậy, người lớn cần dạy trẻ cách đồng cảm để xây dựng các mối quan hệ. Dạy bé cách sử dụng các cử chỉ và lời nói, hướng dẫn bé cách quan tâm người khác và suy ngẫm về hành động của chính mình. Khi bé kể chuyện của người khác, bố mẹ hãy hỏi xem nếu con rơi vào tình huống này, bé sẽ cảm thấy thế nào? Hoặc khi kể truyện, xem phim cùng con, bố mẹ hãy giả định về tình huống có thể xảy ra với bé ngoài đời thực, hỏi rằng khi đó thì bé sẽ làm gì? Lắng nghe câu trả lời của trẻ và nói cho bé nghe về hướng giải quyết đúng đắn.Rèn luyện sức khỏe là nền tảng của một cuộc sống vui vẻNhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những người lạc quan có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn những người bi quan. Một sức khỏe tốt cũng giúp trẻ chăm sóc bản thân tốt hơn và từ đó có thể chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh.Rèn luyện thể chất cũng là cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ.Vì vậy, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến sự phát triển của con mình, phối hợp rèn luyện thể chất thông qua các hoạt động thể thao, trải nghiệm giúp trẻ phát triển thể lực và nâng cao đời sống tinh thần tốt hơn.>>> Xem thêm: Hoạt động ngoài trời và những lợi ích tuyệt vời cha mẹ nên biếtTạo cho bé nhiều cơ hội để trải nhiệmNhững trải nghiệm mới trong cuộc sống sẽ giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội và giải quyết vấn đề vì chúng thường xuyên tiếp xúc với những môi trường cộng đồng trong các tình huống khác nhau, với các vấn đề khác nhau.Để trẻ có thêm nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, các bậc phụ huynh hãy thử thách con trẻ với những trò chơi mới, ăn những món ăn mới, trải nghiệm những điều mới lạ như thả diều, trồng cây, nướng thịt ngoài trời, ca hát, nhảy múa, ... những điều mà trẻ chưa biết. Những hoạt động ấy sẽ giúp bé tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống, học cách thích nghi với những điều mới mẻ và luôn sẵn sàng học hỏi về thế giới xung quanh.Kết luậnCon đường giúp trẻ nâng cao EQ không phải là một việc dễ dàng. Phụ huynh hãy nhớ rằng trí tuệ cảm xúc, bất kể thấp hay cao, đều có thể được cải thiện thông qua nỗ lực bền bỉ và sẵn sàng cởi mở và thay đổi. Sự khích lệ và khen ngợi từ những người khác có thể dẫn đến các kết quả tích cực hơn, không chỉ ở trường học mà còn trong cuộc sống sau này. Với các bí quyết giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) phía trên, Hi Pencil Store hi vọng rằng bố mẹ có thể tạo cho con trẻ một nền tảng vững chắc ngay từ khi còn nhỏ và nâng cao trí tuệ cảm xúc của bé để bé có một cuộc sống hạnh phúc và có trách nhiệm sau này.>>> Xem thêm: Hướng nghiệp cho bé từ nhỏ để con có bước đi vững chắc hơnTOP những món đồ chơi âm nhạc hỗ trợ sự phát triển cho béTOP 10 món đồ chơi bằng gỗ cho bé được đánh giá cao năm 2021

Phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát và lời khuyên từ chuyên gia
Bí Quyết Cho Mẹ

Phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát và lời khuyên từ chuyên gia

Những đứa trẻ có tính cách rụt rè, hay sợ sệt có thể sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống hằng ngày so với những bé cởi mở, năng động hơn. Sự nhút nhát, sợ hãi đó sẽ trở thành rào cản ngăn cản trẻ tiếp thu và trao đổi kỹ năng sống với những bạn nhỏ cùng lứa khác. Tuy nhiên, bé hoàn toàn có thể học được cách kiểm soát các điểm yếu đó của mình với sự giúp đỡ từ bố mẹ. Vậy bố mẹ phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát? Hãy tham khảo bài viết và bỏ túi một vài bí quyết hữu ích từ Hi Pencil Store nhé!Hãy giúp con tự tin hơn mỗi ngày để con không bỏ lỡ những cơ hội học tập & vui chơi với bạn cùng lứaNguyên nhân khiến trẻ hay sợ hãi, nhút nhát?Hầu hết trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi đều xuất hiện tính cách “nhút nhát” vì thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và xa lạ đối với chúng. Các bé có xu hướng gần gũi với những người thân thiết nhất. Tính cách rụt rè ở giai đoạn này rất phổ biến trong quá trình lớn lên của trẻ. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục tốt nhất.Tìm hiểu nguyên nhân cho sự sợ hãi quá mức của trẻ với môi trường xung quanh là cần thiết để khắc phục chúngSự rụt rè ở trẻ có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:Di truyền: Tính cách nhút nhát của bố mẹ có thể di truyền sang trẻ nhỏBản tính: Một số trẻ em từ khi sinh ra đã nhạy cảm có nhiều nguy cơ sẽ kéo dài tính cách rụt rè hơn các bé khác khi trưởng thành.Mối quan hệ gia đình: Gia đình quá nghiêm khắc hoặc người nhà ít nói chuyện với nhau cũng sẽ dần khiến trẻ hình thành tính cách nhút nhát, dễ sợ hãi.Sống khép kín: Những đứa trẻ bị hạn chế tiếp xúc với xã hội sẽ dễ rơi vào trạng thái rụt rè do thiếu hụt khả năng tương tác và các kỹ năng sống cần thiết.Hay bị chê bai: Bị bạn bè chọc ghẹo hay người thân trách móc cũng góp phần ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ và dần tạo nên tính cách rụt rè ở trẻ"Vậy phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát?” hẳn là câu hỏi mà các vị phụ huynh đang rất thắc mắc, hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm câu trả lời mà bố mẹ cần nhé!Các biện pháp giúp trẻ khắc phục tính rụt rèPhụ huynh cần phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát? Sau đây là một vài biện pháp mà bố mẹ có thể tham khảo:Là chỗ dựa vững chắc và luôn cổ vũ béKhi trẻ em nhút nhát, điều bố mẹ cần làm nhất đó chính là bảo bọc trẻ bằng tình yêu thương chân thành, hãy thật nhẹ nhàng khi đối xử với bé và luôn khích lệ thay vì ép buộc con. Động viên con tự tin hơn không có nghĩa là ép buộc trẻ phải thực hiện cho bằng được. Đôi khi bạn chỉ cần cho bé cảm giác an toàn để mỗi khi sợ hãi, con biết vẫn có ba mẹ luôn ủng hộ mình.Để bé tự bước đi nhưng luôn dõi theo con sẽ giúp con có thêm tự tin>>> Xem thêm: Vì sao con bám víu ba mẹ? Tuyệt chiêu chữa “bệnh” bé bám cha mẹHọc cách thấu hiểu và lắng nghe conNhững đứa trẻ hay rụt rè thường gặp khó khăn để thể hiện cảm xúc và hầu như không đòi hỏi gì từ bố mẹ mình. Nhưng phụ huynh có biết rằng đó là những giây phút bé thực sự rất cần một người có thể nghe lời tâm sự của bé. Bố mẹ hãy trở thành những người bạn của con, hãy dành thời gian trò chuyện, lắng nghe con và luôn khuyến khích con bày tỏ bản thân.Lắng nghe là điều mà ở bất độ tuổi nào cũng cần cố gắng phát huyHãy dạy trẻ về những kiến thức xã hộiĐể bé dần quen với các hoạt động cộng đồng, bố mẹ cần phải hướng dẫn cho bé về những kỹ năng, kiến thức cần thiết khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài như kỹ năng giao tiếp, khả năng kết bạn, cách để đối xử với bạn bè, với người lớn. Cha mẹ cũng có thể cùng con tham gia trực tiếo vào những hoạt động cộng đồng này. Không chỉ giúp con tự tin hơn, việc này còn giúp cha mẹ và con cái có thêm sự kết nối và gia tăng tình cảm gia đình nữa đấy.Hãy giải thích cho bé một cách kiên nhẫn và dùng ngôn từ dễ hiểu>>> Xem thêm: Học kiến thức xã hội qua những trò chơi cực bổ íchĐừng để bé mặc cảm về sự rụt rè của chính mìnhHãy thấu hiểu cảm giác của con và hướng dẫn cho con cách để vượt qua sự sợ hãi của bản thân. Thừa nhận sự nhút nhát của trẻ và đừng đánh giá các cảm xúc của con một cách tiêu cực. Bởi vì điều đó sẽ khiến con cảm thấy bất an và nhút nhát hơn. Thay vào đó, hãy giúp trẻ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Bố mẹ hoàn toàn có thể biến sự rụt rè của trẻ trở thành điểm mạnh. Nhờ những điều này mà khi trưởng thành, bé sẽ có khả năng dễ hòa đồng với những người khác hơn, từ đó bé sẽ phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp tốt hơn.Khuyến khích bé dũng cảm thừa nhận sự nhút nhát của mình cũng là một cách để cải thiện tình trạng nàyVừa rồi là câu trả lời cho câu hỏi “Phải làm gì khi trẻ hay sợ hãi nhút nhát?” mà các bậc phụ huynh tò mò đấy! Sự nhút nhát là một giai đoạn nhỏ trong quá trình lớn lên của bé. Tuy nhiên, đừng xem thường các nỗi sợ của con trẻ, thay vào đó, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến bé nhiều hơn. Lúc này, phụ huynh nên dành nhiều thời gian cho bé, cần lắng nghe và tìm hiểu để giúp bé vượt qua nỗi sợ của mình. Hy vọng bố mẹ sẽ giúp con trẻ thành công cải thiện tính cách rụt rè, hay sợ hãi này nhé!>>> Xem thêm:Bật mí cho ba mẹ cách khơi dậy đam mê học tập cho trẻMách mẹ những cách giúp bé hạn chế sử dụng thiết bị điện tử hiệu quả nhấtĐể trẻ rèn luyện tư duy logic, ba mẹ nhất định không nên bỏ qua những trò chơi này

Những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay!
Bí Quyết Cho Mẹ

Những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay!

Cuộc sống bận bịu khiến các phụ huynh không thể trông nom trẻ suốt cả ngày được. Tuy nhiên, trong quá trình “thả lỏng” con cái như thế, trẻ có thể học được những hành vi không tốt từ người lớn, từ bạn bè hay từ những bộ phim, hình ảnh trên TV và mạng xã hội. Nhận thấy những thay đổi của con mình, cha mẹ cần phải can thiệp ngay để những hành vi đó không trở thành thói quen xấu cho con. Phụ huynh nên tham khảo những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay và các cách khắc phục sau đây.Sửa các tật xấu cho trẻ là việc khiến không ít cha mẹ đau đầuTrẻ dễ cáu gắt và la hétKhi không hài lòng về chuyện gì, bé thường có biểu hiện bực tức và to tiếng với bạn, nhiều lúc quá đáng hơn, bé còn nằm lăn ra đất la hét và ăn vạ bạn để bày tỏ thái độ. Đây là những hành vi thường thấy đối với trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi.La hét, ăn vạ là những biểu hiện thường thấy ở trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5Cách giải quyết: Khi đối mặt với một đứa trẻ đang cáu gắt, cha mẹ nhất định phải thật bình tĩnh, bạn không nên la mắng hay nạt lại con. Thay vào đó, bạn nên yêu cầu bé vào phòng riêng (hoặc một góc riêng, ít người) im lặng ngồi cho đến khi bé bình tĩnh hơn. Khi đó, trẻ sẽ thiết lập lại cảm xúc và khi đó trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn, cha mẹ hãy giúp con hiểu rằng, việc bé giận dữ như thế sẽ không thể cho bé điều mà bé muốn. Cha mẹ cũng hãy cho bé biết cách xử lý tốt hơn ngoài việc giận dữ. Ngoài ra, đừng nhân nhượng với trẻ chỉ vì khi đó có khách trong nhà, trong tình huống đó bạn càng nhân nhượng thì con sẽ biết rằng bé sẽ đạt được điều bé muốn nếu tiếp tục la hét. Vì thế nên đừng ngại dạy dỗ bé khi cần thiết nhé!>>> Xem thêm: Trẻ hay cáu gắt và những lời khuyên từ chuyên gia tâm lýBé bướng bỉnh và không nghe lời cha mẹCha mẹ nói chuyện với con nhưng bé lại có biểu hiện lơ đễnh, giống như không muốn nghe bạn nói và khiến bạn phải nói đi nói lại nhiều lần. Đó là một trong những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay.Cách xử lý khi bé không nghe lời chính là thiết lập kỷ luật cho conCách giải quyết: Lúc này, cha mẹ cần phải lập ra những nguyên tắc để con tuân theo và nhắc nhở con phải thực hiện. Bạn phải thể hiện sự ký luật ngay từ ở môi trường quen thuộc là gia đình và chính cha mẹ phải là tấm gương để bé học hỏi theo. Bên cạnh đó, khi giao tiếp với con, cha mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con, điều này giúp trẻ tập trung vào lời bạn nói và không thể lơ là với bạn được.Con chơi bạo lực với bạn bèCha mẹ thường lo lắng con mình là nạn nhân của bạo lực học đường, vậy cha mẹ nên xử sự thế nào nếu chính con lại là kẻ bắt nạt? Nếu không kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực của trẻ, dần dần sẽ tạo thành thói quen cho bé và ảnh hưởng đến những người xung quanh và nhất là sẽ gây hại cho tương lai của trẻ.Bạo lực ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và giúp con sửa ngay thói quen không tốt nàyCách giải quyết: Khi thấy bé chơi bạo lực với bạn hay nói chuyện thô lỗ với bạn, cha mẹ cần phải trao đổi với con ngay lập tức. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con làm như vậy với bạn bè. Sau đó, bạn cần phải cho bé biết rằng đó là hành vi sai trái, sẽ có hại cho cả bé và cả bạn của bé. Cha mẹ có thể đặt ngược lại vấn đề cho trẻ: “Nếu bạn của con đối xử với con như thế thì con sẽ cảm thấy thế nào?” nhằm giúp trẻ học được cách đặt bản thân vào vị trí của người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên dạy cho con cách kiểm soát cơn giân dữ đúng thời điểm và tạo điều kiện cho bé giảm căng thẳng như dẫn bé đi chơi hay mua đồ chơi cho bé…>>> Xem thêm: Phụ huynh nên làm gì khi bé có biểu hiện bạo lực và ức hiếp bạn?Bé nói dối với người lớnCác nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, những gia đình nghiêm khắc và ít trò chuyện với trẻ sẽ khiến trẻ có xu hướng nói dối nhiều hơn. Khi còn nhỏ, bé có thể nói dối một cách vô hại, tuy nhiên nếu bé làm quen với việc nói dối và sử dụng những lời nói dối một cách thuần thục thì sẽ rất đáng sợ. Đây là một trong những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay và không nên để trẻ phát triển hành vi này thành thói quen khi lớn lên.Trẻ nói dối có thể bắt nguồn một phần từ tâm lý muốn che giấuCách giải quyết: Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bắt đầu nói dối, cha mẹ nên bắt đầu với việc dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con một cách bình tĩnh, yêu cầu con bày tỏ cảm xúc một cách chân thành. Hãy cảnh báo với bé về những tác hại của hành vi nói dối, chẳng hạn như kể cho bé nghe về câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tặng cho bé một món quà mỗi khi bé bày tỏ sự trung thực và hãy để bé biết rằng lời nói của cha mẹ là đáng tin cũng như khuyến khích bé nói những lời chân thật với bạn.>>> Xem thêm: Cách xử lý thông minh cho ba mẹ khi phát hiện ra con nói dốiBài viết đã đề cập đến những hành vi không tốt của con cha mẹ phải sửa ngay và cách xử lý để giúp bé phát triển thật toàn diện. Cha mẹ đừng lo lắng khi bé yêu xuất hiện những hành vi xấu nhé, quan trọng là cách cha mẹ kiên nhẫn và giáo dục con như thế nào thôi! Hy vọng bài viết này giải đáp được các vấn đề mà phụ huynh đang quan tâm, hãy bỏ túi những bí quyết hữu ích này và bình tĩnh đối diện với những hành vi không tốt của bé con nhà bạn nhé!>>> Xem thêm:Bí quyết dạy con tôn trọng người khác đơn giản nhưng vô cùng hiệu quảCách dạy con kỹ năng biết tự lập từ nhỏ không hề khó cho ba mẹLàm sao nhận biết được trẻ hướng nội hay hướng ngoại để giáo dục phát triển tốt hơn

Tự làm bánh Trung thu handmade tại nhà với công thức siêu đơn giản
Bí Quyết Cho Mẹ

Tự làm bánh Trung thu handmade tại nhà với công thức siêu đơn giản

Bánh trung thu từ lâu đã là một món ăn đặc trưng mỗi ngày Tết Thiếu Nhi. Cả nhà sum họp, quây quần bên nhau, tận hưởng một ngày Tết đoàn viên ấm cúng. Hiện nay, ngoài thị trường có rất nhiều loại bánh trung thu làm sẵn để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, bánh trung thu handmade là một lựa chọn thú vị , mới mẻ cho những gia đình muốn thử sức làm bánh ngay tại nhà.Tự làm bánh trung thu tại nhà vẫn có thể cho ra thành phẩm vô cùng đẹp mắtVì sao nên lựa chọn bánh trung thu handmade?Thực chất, làm bánh trung thu tại nhà không quá khó, vì những nguyên vật liệu đều có sẵn trên thị trường, rất dễ kiếm và mua về nhà. Bên cạnh đó thì cách làm bánh cũng khá đơn giản, rất thích hợp cho cả gia đình làm bánh trung thu handmade tại nhà cùng con. Hãy cùng Hi Pencil Store điểm qua vì sao nên lựa chọn bánh trung thu handmade nhé.Một chiếc bánh handmade có thể đáp ứng các tiêu chí cả về sự tươi ngon lẫn sự an toàn cho sức khỏe gia đình. Không phải loại bánh nào trên thị trường cũng uy tín và an toàn cho cả nhà. Chính vì vậy, tự tay làm bánh sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn nếu muốn thưởng thức bánh trung thu sạch. Bên cạnh đó, mẹ và bé có thể thoả thích sáng tạo chiếc bánh của mình với nhiều họa tiết bắt mắt, màu sắc đa dạng phù hợp với ngày tết trung thu.Nếu nhà không có lò nướng, sao mẹ không thử làm những chiếc bánh theo công thức mới của Hi Pencil Store nhỉ?Một điểm cộng nữa cho những chiếc bánh handmade chính là độ ngọt của bánh có thể được gia giảm sao cho vừa phải, phù hợp với sở thích của mọi thành viên. Mẹ cũng không sợ cả nhà bị tăng cân sau khi mải mê thưởng thức loại bánh này đúng không nào.Hoạt động làm bánh trung thu handmade tại nhà cùng con vừa giúp con hạn chế chơi điện thoại, vừa taọ kết nối giữa xác thành viên trong gia đình. Đặc biệt đây có thể coi là hạot động giết thời gian hiệu quả trong mùa dịch này nữa đấy nhé!>>> Xem thêm: Cách làm lồng đèn siêu xinh cực đơn giản tại nhà cho bé yêuNên chuẩn bị gì khi làm bánh trung thu handmade tại nhà cùng con?Để bắt đầu làm bánh trung thu handmade tại nhà cùng con, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau:1 gói thạch rau câu giòn 25g1,2 lít nước250g đường300ml nước cốt dừa1/2 thìa cà phê bột matcha hòa tan trong20ml nước ấm hoặc có thể thay bằng 200ml nước cốt lá dứa.1 gói cà phê hòa tan trong 20ml nước ấm.6-7 khuôn rau câu trung thu mua tại siêu thị hoặc tiệm bán đồ làm bánhCách làm bánh trung thu rau câu handmade tại nhàBước 1: Cho gói thạch rau câu, 250g đường và 1,2 lít nước vào nồi hòa tan, sau đó đun với lửa vừa trên bếp.Bước 2: Khi nước rau câu trở nên hơi đặc lại thì cho 300ml nước cốt dừa vào khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp.Bước 3: Đổ nước rau câu vào 3 tô khác nhau.Bước 4: Lần lượt cho matcha và cà phê đã hòa tan vào từng tô nước rau câu cốt dừa để được 2 màu xanh lá và nâu. Một tô còn lại sẽ giữ nguyên để tạo màu trắng.Bước 5: Múc từng màu rau câu vào đổ vào khuôn theo sở thích (½ khuôn). Chờ lớp rau câu này hơi đông lại (bề mặt vẫn ấm ấm chứ không được đông cứng) thì cho nhân đậu xanh (có thể thay bằng bất kì loại nhân nào mà bạn thích) vào giữa lòng khuôn.Bước 6: Tiếp tục đổ các lớp thạch rau câu khác màu theo sở thích cho đến khi đầy khuôn.Bước 7: Chờ phần rau câu nguội hoàn toàn thì cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi rau câu đông cứng lại là bạn có thể mời cả nhà thưởng thức rồi.Với hướng dẫn trên, hy vọng bạn có thể tự tay làm cho gia đình những chiếc bánh trung thu vừa thơm ngon vừa vệ sinh. Bánh trung thu nhà làm không chỉ ngon và rẻ, mà đó còn là một món quà Trung thu vô cùng ý nghĩa nữa.Khoảng thời gian làm bánh trung thu handmade tại nhà cùng con, mẹ vừa chơi với bé, vừa dạy bé cách làm bánh trung thu. Bé yêu thì vừa được vui chơi, vừa được học nấu ăn với mẹ. Tuy nhiên, vì có con trẻ nên bạn phải hết sức cẩn thận, giữ an toàn cho bản thân và bé là trên hết! Chúc các mẹ bỉm sữa làm bánh trung thu handmade tại nhà cùng con thật thành công nha!>>> Xem thêm: Mách mẹ những món quà tặng ý nghĩa cho bé vào dịp Tết Trung thuTrung Thu Ở Các Nước Trên Thế Giới Có Gì Khác BiệtÝ Nghĩa Đặc Trưng Của Các Loại Đèn Trung Thu Có Thể Bạn Chưa Biết.

Tuyệt chiêu dạy trẻ tự thu dọn đồ chơi siêu hiệu quả cho ba mẹ nóng tính
Bí Quyết Cho Mẹ

Tuyệt chiêu dạy trẻ tự thu dọn đồ chơi siêu hiệu quả cho ba mẹ nóng tính

Trẻ em thường rất hiếu động nên việc bày bừa đồ chơi khắp nhà là không thể tránh khỏi. Điều này làm không ít các bậc cha mẹ khó chịu và phát cáu. Vậy làm thế nào để trẻ ý thức được rằng sau mỗi lần chơi xong phải tự giác thu dọn đồ chơi và để lại đúng nơi, đúng chỗ? Đây là một thói quen tốt giúp bé rèn luyện tính ngăn nắp, biết dọn đồ đạc gọn gàng sau này. Để bé làm được việc đó, đòi hỏi bố mẹ phải rất kiên trì và phải có “tuyệt chiêu” dạy trẻ tự thu dọn đồ chơi.Những tuyệt chiêu dạy trẻ tự thu dọn đồ chơiTập cho bé thói quen này sớm nhất có thểKhi bé còn nhỏ, bạn nên tập thói quen này càng sớm càng tốt, nó sẽ dần dần hình thành trong đầu bé và bé sẽ ý thức được việc đó là nên làm. Bố mẹ nên bắt đầu từ việc hướng dẫn bé lấy đồ chơi ra từ giỏ, sau khi chơi xong sẽ mang đồ chơi lại đúng vị trí lúc nảy đã lấy ra. Việc làm này rất cần sự kiên nhẫn của bố mẹ vào khoảng thời gian đầu. Ba mẹ nên làm gương cho con về việc đặt các vật dụng ngăn nắp, gọn gàng.Bên cạnh đó, khi thực hiện bố mẹ cũng nói cho bé biết tại sao mình phải làm như vậy, như thế bé sẽ ghi nhớ rằng việc dẹp gọn gàng là một hành động có ích. Bố mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần với bé, khi bắt gặp hình ảnh đó nhiều lần, bé sẽ tự biết được việc mình cần làm sau khi chơi xong là gì.Biến việc dọn dẹp trở thành những trò choi vui nhộnĐây là một tuyệt chiêu giúp trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong cực kỳ hiệu quả. Thông qua các trò chơi thú vị,  bé sẽ hào hứng hơn và không có cảm giác bị ép buộc khi dọn dẹp. Bạn hãy cùng chơi với bé các trò chơi như ai là người nhặt được nhiều món đồ chơi vào rổ hơn, hay là thử thách trẻ dọn dẹp đồ chơi trong khoảng thời gian đề ra,...Sau đó bé sẽ nhận được một phần thưởng nho nhỏ nếu con chiến thắng, điều này càng làm cho các bé thích thú.Phân loại các món đồ chơi rõ ràngĐể việc dọn dẹp của bé trở nên dễ dàng và thú vị hơn, bố mẹ nên dùng những chiếc rổ, chiếc thùng có nhiều màu sắc khác nhau hay những kí hiệu thú vị khác nhau, mỗi chiếc rổ sẽ đựng một loại đồ chơi khác nhau. Như thế trong lúc dọn dẹp bé sẽ không cần phải suy nghĩ xem món đồ đó cần đặt ở đâu mới đúng và sẽ dễ dàng tìm món đồ đó khi bé muốn chơi chúng. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp rèn luyện sự ngăn nắp ngay từ khi còn con còn bé.Sắp xếp đồ chơi theo màu sắc, hình dạng, công dụng cũng là cách tập tư duy logic cho trẻKhen ngợi bé sau khi bé dọn dẹp gọn gàngBố mẹ hãy giải thích cho bé việc thu dọn đồ chơi gọn gàng là vô cùng hữu ích và cho bé biết rằng nếu không dọn dẹp thì nhà cửa sẽ bừa bộn thế nào. Điều đó dần dần sẽ giúp cho bé hiểu ra tại sao mình phải làm như vậy, bé sẽ tự giác làm sau mỗi lần chơi xong mà không cần bố mẹ phải nhắc.Những lời khen chính là món quà giá trị nhất sau khi con hoàn thành nhiệm vụVà sau khi bé thành công dọn dẹp, bố mẹ hãy dành những lời khen hay là những phần thưởng nhỏ cho bé như là những cái ôm cái hôn và những câu nói tán dương. Điều này giúp bé vô cùng phấn khích vì ai mà không thích được khen ngợi đúng không nào? Những cử chỉ như thế sẽ giúp bé thoải mái và cảm nhận được việc làm của bé là đúng đắn.Kiên nhẫn nhẹ nhàng nếu bé chưa làm tốtBố mẹ hãy nhớ rằng, trẻ em luôn thích được nghe những lời ngọt ngào. Bé sẽ bỏ ngoài tai những câu nói lớn tiếng khó nghe như “dẹp hết đống đồ chơi bừa bộn của con đi”. Điều này sẽ tạo ra ấn tượng xấu với bé về việc dọn dẹp đồ chơi và bé sẽ càng không thích làm chúng vào lần sau. Vì thế bố mẹ phải kiên nhẫn nhẹ nhàng nếu bé chưa biết tự giác dọn dẹp đồ chơi trong khoảng thời gian đầu. Bố mẹ cứ từ từ nhỏ nhẹ giải thích cho con hiểu và thực hiện công việc này cùng con. Lâu dần bé sẽ tự ý thức được và tự giác thực hiện.Tính cách của các bé thường hiếu động nên việc "bày bừa" một chút cũng là bình thường đúng không ba mẹ?Trẻ em là những mầm non rất dễ tổn thương, vì thế khi muốn dạy trẻ điều gì bố mẹ hãy nhớ luôn nhẹ nhàng và kiên trì “rót mật vào tai” bé. Dù bé có bướng đến đâu cũng sẽ đến lúc bé hiểu ra được điều nhà bố mẹ muốn truyền tải. Trên đây là một số tuyệt chiêu dạy trẻ tự dọn đồ chơi hiệu quả. Mong rằng sẽ giúp ích được cho các bố mẹ trong việc dạy trẻ.>>> Xem thêm:Xử Lý Như Thế Nào Khi Trẻ Ném Đồ Ăn? Những Nguyên Nhân Làm Trẻ Ném Đồ Ăn Khiến Bạn Bất NgờTìm Hiểu Về Tư Duy Phản Biện. Có Nên Tập Tư Duy Phản Biện Cho Bé Từ Sớm?Mách mẹ phương pháp chữa tật nói ngọng hiệu quả cho trẻ

Xử lý như thế nào khi trẻ ném đồ ăn? Những nguyên nhân làm trẻ ném đồ ăn khiến bạn bất ngờ
Bí Quyết Cho Mẹ

Xử lý như thế nào khi trẻ ném đồ ăn? Những nguyên nhân làm trẻ ném đồ ăn khiến bạn bất ngờ

Từ giai đoạn 6 tháng tuổi đến khoảng 2 tuổi, trẻ em rất hứng thú với việc ném đồ. Hoạt động này giúp bé phát triển kỹ năng xòe ngón tay và cầm nắm đồ vật bằng bàn tay. Tuy nhiên, đây chính là khởi đầu cho cuộc chiến giữa bé và đồ ăn, khi mà bé rất thích thú với việc ném thức ăn xuống đất. Dù thế thì bố mẹ cũng đừng lo lắng, đó chỉ là một giai đoạn mà bé nào cũng trải qua trong quá trình phát triển mà thôi. Ở độ tuổi này, thức ăn chỉ là một trong những thứ mà bé tò mò và muốn khám phá.Thế nhưng việc bé cứ ném đồ ăn sẽ gây ra phiền phức vì bạn phải lau dọn và chuẩn bị lại các món ăn sau đó. Vậy có cách nào để xử lý khi trẻ ném đồ ăn không? Hãy cùng tham khảo một số phương pháp sau đây cùng Hi Pencil Store nhé.Cho bé ăn luôn là nỗi lo của ba mẹ, nhất là ba mẹ trẻ.Vì sao trẻ ném đồ ăn?Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trẻ em ở từ khoảng 6-9 tháng tuổi, hành động của bé chưa hoàn toàn tự chủ. Bé vẫn đang học cách để phối hợp tay, chân với các hành động như ném và đá các đồ vật xung quanh và thức ăn là một trong số đó.Từ 9-12 tháng tuổi, bé sẽ dần nhạy cảm với các chuyển động của đồ vật. Bé sẽ suy nghĩ về chuyện gì sẽ xảy ra khi đồ vật rơi xuống hoặc biến mất. Ở trường hợp nâng cao hơn, trẻ sẽ muốn tìm hiểu khi ném đồ vật ra phía trước sẽ khác gì khi ném sang hai bên, hay với các cách cầm nắm khác nhau thì đồ vật sẽ bay xa hơn hay gần…Với trường hợp trẻ từ 1-2 tuổi, bé sẽ ném đồ ăn vì nhiều lý do:Trẻ cảm thấy chán và muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ.Khi đang sơ hãi, bé sẽ ném thức ăn như một cách để phòng thân.Bé cảm thấy bối rối với những việc đang xảy ra.Có thể bé đang không thấy đói. Đơn giản hơn là vì bé thích ném thức ăn.Không phải bố mẹ nào cũng có kinh nghiệm khi trẻ không hợp tác lúc ănBố mẹ cần phải làm thế nào để xử lý khi trẻ ném đồ ăn?  Bố mẹ nên xử lý khi trẻ ném đồ ăn như thế nào mới hợp lý? Dưới đây là một vài bí quyết mà bố mẹ có thể tham khảo: Quá nhiều đồ trên bàn ăn khiến bé mất tập trung:Việc có quá nhiều đồ ăn trên bàn sẽ khiến bé dễ lúng túng vì không biết nên chọn món nào để chơi, kết quả là bé có thể cầm tất cả và ném đi.Tránh để nhiều vật dụng trên bàn ăn của bé. Cách khắc phục: Đặt thức ăn lên đĩa, bát sẽ khiến trẻ chú ý ngay đến những đồ vật quen thuộc như bát, đĩa và ngay lập tức sẽ chơi hoặc gặm, mút những đồ vật này. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn thức ăn dặm một cách độc lập, bố mẹ nên đặt thức ăn trực tiếp trên bàn thay vì đặt trên khay, đĩa như thông thường. Nếu bạn lo lắng về vấn đề vệ sinh của khay ăn, hãy dọn dẹp bàn ăn trước và sau mỗi bữa ăn trước khi cho bé ăn.Bé nghĩ thức ăn là đồ chơi:Trong ngày đầu tiên tập ăn dặm, khi nhìn thấy những mảnh thức ăn có hình dạng và màu sắc khác nhau, trẻ sẽ lầm tưởng chúng là đồ chơi hoặc đồ vật mới và phải thông qua việc chơi và khám phá các “đồ vật” này. Trong một số trường hợp, bé cũng có thể “thử nghiệm” bằng cách cho thức ăn vào miệng (giống như bé vẫn cho đồ chơi vào miệng để nhai và ngậm), sau đó đưa miếng thức ăn ra mà không ăn.Cách khắc phục: Khi bé cứ vứt đồ ăn đi làm đồ chơi, nhiều bậc cha mẹ có lẽ sẽ chỉ tức giận và yêu cầu bé chấm dứt ngay hành vi này kèm theo những lời la mắng. Tuy nhiên, tất cả những hành vi đó của trẻ: nếm, sờ, bóp, ném ... chỉ là đang khám phá các "đồ vật" mới là thức ăn, hoặc là thứ mà trẻ xem như một món đồ chơi và muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ, chỉ muốn bố mẹ chơi với bé. Bí quyết đơn giản nhất là “phớt lờ” bé hoặc giả vờ bận rộn với những công việc khác. Khi nhận thấy hành động ném thức ăn của mình không thu hút được sự chú ý, trẻ sẽ mất hứng và dần dừng lại.Bé chưa rõ cách cầm nắm thức ăn:Có thể bé cầm nắm đồ vật giỏi nhưng lại không biết cách cầm, nắm đồ ăn. Điều này rất bình thường, vì kết cấu của thức ăn hoàn toàn khác với độ mềm, cứng, trơn, góc cạnh ... của đồ chơi. Cách khắc phục: Bố mẹ có thể bắt đầu bằng những thức ăn mà bé dễ cầm nắm như lát bánh mì, lát thịt, các loại củ ... (kích thước vừa vặn, phù hợp với kỹ năng bốc của trẻ: chiều dài bằng ngón tay và độ lớn bằng hai ngón tay chụm lại)Kết luậnCó thể nói rằng, xử lý khi trẻ ném đồ ăn là một nghệ thuật và bố mẹ là những nghệ nhân đấy. Khi bố mẹ quá thoải mái thì con sẽ càng khó bảo hơn, còn khi bố mẹ quá nghiêm khắc thì sẽ tạo một tâm lý tiêu cực cho trẻ. Do đó, phụ huynh cần phải nghiên cứu thật kỹ và phải cẩn trọng với việc xử lý khi trẻ ném đồ ăn nhé! Ngaoì ra, việc sử dụng túi nhai chống hóc trong thời kỳ này cũng vô cùng quan trọng nvà cần thiết. Ba mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ bé ăn dặm bên dưới:{{https://www.hipencilstore.com/products/tui-nhai-chong-hoc}}{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-chen-an-dam-hong-hac-flam}}{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-do-an-6-mon-1}}Hầu hết trẻ sẽ dừng việc ném đồ ăn vào khoảng 2,5 tuổi. Rất khuyến khích các vị phụ huynh xem hành động ném thức ăn như là một cách để con giao tiếp và hay xem đó là một cơ hội để giáo dục bé một cách tích cực về các nguyên tắc, các hành vi đúng đắn, chắc chắn rằng bé sẽ nhanh chóng hợp tác với bố mẹ hơn đấy!>>> Xem thêm:Cách xử lý thông minh cho ba mẹ khi phát hiện ra con nói dốiBí quyết dạy con tôn trọng người khác đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Những lợi ích tuyệt vời của việc kể chuyện trước khi đi ngủ cho bé
Bí Quyết Cho Mẹ

Những lợi ích tuyệt vời của việc kể chuyện trước khi đi ngủ cho bé

Các mẹ có biết rằng việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ có vô vàn những lợi ích cho trẻ nhỏ không? Kể chuyện cho bé trước khi ngủ không chỉ dừng lại ở việc đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng hơn mà hoạt động này còn cải thiện cả về trí óc lẫn tinh thần cho bé. Hãy chọn ra những câu chuyện thú vị và nhân văn để kể cho trẻ mỗi tối, các mẹ sẽ thấy bất ngờ vì những lợi ích của việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ mang lại đó!Thế giới cổ tích luôn khiến con tò mò muốn khám phá Kể chuyện trước khi đi ngủ có lợi gì cho trẻ nhỏ?Hỗ trợ bé rèn luyện khả năng tư duy logicLợi ích của việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ đầu tiên có thể kể đến là giúp bé luyện tập kỹ năng tư duy mọi việc rõ ràng. Đọc hiểu và tư duy logic rất quan trọng đối với sự phát triển của các kỹ năng học tập và kỹ năng giao tiếp khác. Khi nghe bố mẹ kể chuyện, trẻ sẽ dần học được cách dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra tiếp theo, và dần dần học cách ghi nhớ và sắp xếp các sự việc theo đúng thứ tự. Thông qua việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể giúp con cải thiện khả năng đọc hiểu, nghe và tư duy logic, từ đó trau dồi khả năng học tập trong tương lai của con.>>> Tham khảo: Top các đồ chơi giúp bé rèn luyện trí nãoGắn kết tình cảm giữa bố mẹ với béKhi bố mẹ dành thời gian để đọc hoặc kể câu chuyện cho con trước khi đi ngủ, mối quan hệ tình cảm thân thiết và bền chặt sẽ được phát triển giữa bố mẹ và con cái của họ. Ngoài ra, khi kể chuyện, bố mẹ có thể trao đổi, trò chuyện, chia sẻ với con về một chủ đề có sẵn hoặc về các nhân vật trong truyện. Từ đó, phụ huynh có thể giúp bé hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Hoặc đơn giản hơn, bố mẹ chỉ cần thể hiện rằng họ luôn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của trẻ nhỏ khi trẻ đối mặt với những vấn đề mới, dù là tiêu cực hay tích cực, thì đó cũng là cơ hội để bố mẹ có thể giáo dục bé.Hoạt động đọc sách giúp gắn kết các thành viên trong gia đìnhPhát triển kỹ năng: nghe – nói – đọc của béTheo nghiên cứu khoa học, độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ tập nghe và bắt chước những lời nói, việc làm của người lớn. Vì vậy, việc nói chuyện với bé mỗi tối sẽ giúp bé trở nên năng động, hoạt bát và giúp bé rèn luyện khả năng nói chuyện tốt hơn.Khi kể chuyện, bố mẹ có thể kèm theo việc đặt các câu hỏi, trẻ sẽ hình thành thói quen phân tích câu chuyện hay các tình tiết của truyện. Quá trình này cũng giúp trẻ nâng cao vốn từ vựng, biết cách dùng từ ngữ để diễn tả suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc của mình tốt hơn. Theo thời gian, khi con nghe và hiểu nhiều từ hơn, điều này sẽ khiến bé dần dần nói tốt hơn. Đặc biệt hơn, khi nghe bố mẹ kể chuyện thường xuyên, bé có thể học được cách phát âm chuẩn, không bị ngọng, hỗ trợ cho khả năng giao tiếp của bé trong cuộc sống đời thường.{{https://www.hipencilstore.com/products/may-chieu-ke-chuyen}}Hình thành nhân cách tốt cho trẻDạy con trẻ việc nào đúng việc nào sai ngay từ khi còn bé nhỏ là việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn kể cho trẻ nghe một câu chuyện và sau đó dạy trẻ làm theo, chắc chắn bé sẽ dễ thấu hiểu và ghi nhớ lâu hơn. Thông qua những câu chuyện mang các thông điệp ý nghĩa, những điều đó sẽ dạy cho trẻ em những đức tính tốt đẹp của con người như lòng dũng cảm, sự trung thực, tình yêu thiên nhiên,… và các giá trị đạo đức, nhân văn sâu sắcGiúp bé có giấc ngủ ngon và sâuTrẻ nhỏ có thể chưa nhận thức sâu sắc và hiểu được những vấn đề tình cảm hay những ý nghĩa sâu xa hơn, nhưng khi bố mẹ kể cho con nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ, bé có thể cảm nhận được sự che chở và sự dễ chịu từ bố mẹ mình. Vì vậy, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy an toàn và được bảo vệ vì bố mẹ ở cạnh bên, do đó, bé sẽ có một giấc ngủ thật ngon và sâu.Phát huy trí tưởng tượng phong phú cho conKể chuyện hay đọc sách cho trẻ nghe không chỉ nâng cao tư duy mà còn phát huy trí tưởng tượng cho bé. Khi kể bé nghe về một câu chuyện, bố mẹ hãy thử kể một nửa câu chuyện và yêu cầu bé tưởng tượng một kết thúc cho câu chuyện đó. Phụ huynh chắc chắn sẽ bất ngờ với óc sáng tạo phong phú của con đó! Bé yêu của bạn có thể biến hóa những tình huống bình thường nhất trở thành một chuyến phiêu lưu khám phá vô cùng thú vị.Người lớn không thể đoán được trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏNhững câu chuyện thú vị nên kể cho bé trước khi đi ngủVới các lợi ích của việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ kể trên, các mẹ bỉm sữa chắc hẳn sẽ cần một số câu chuyện hấp dẫn để kể cho con nghe. Dưới đây là một số gợi ý mà mẹ nên tham khảo:Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt , Tấm Cám, Thánh Gióng,…Truyện cổ tích thế giới: Bạch Tuyết, Hoàng tử bé, Cô bé bán diêm, Cô bé quàng khăn đỏ,…>>> Xem thêm: Những câu chuyện về trí thông minh bố mẹ có thể kể cho bé mỗi ngàyBa mẹ nên chọn những câu chuyện cổ tích mang tính giáo dục cho trẻ.Các lợi ích của việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ là vô cùng tuyệt vời đối với quá trình phát triển của bé yêu. Do đó, phụ huynh có thể tận dụng những câu chuyện kể hằng đêm để nuôi dưỡng tâm hồn, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của con trẻ. Bố mẹ hãy giữ thói quen này để giúp trẻ phát triển khả năng có lợi cho việc học tập sau này nhé!>>> Xem thêm:Những câu chuyện về trí thông minh bố mẹ có thể kể cho bé mỗi ngàyTuyển tập 20 câu đố vui cho bé sáng tạo trong ngày quốc tế thiếu nhiMách mẹ những cách giúp bé hạn chế sử dụng thiết bị điện tử hiệu quả nhất  

Những cách đơn giản giúp trẻ hạ sổt hiệu quả ngay tại nhà
Bí Quyết Cho Mẹ

Những cách đơn giản giúp trẻ hạ sổt hiệu quả ngay tại nhà

Sốt là một hiện tượng cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây hại xâm nhập và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ. Vì thế cũng có rất nhiều cách để hạ sốt. Nhưng mà ba mẹ cần lưu ý rằng hạ sốt ở trẻ em và người lớn rất khác nhau. Vì lý do đó, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm thêm những điểm lưu ý ở việc hạ sốt cho các con thật an toàn nhé!Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt?Như đã nêu ở trên, trẻ nhỏ rất dễ bị sốt và nguyên nhân bị sốt thì rất đa dạng. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sốt chủ yếu như sau:Cảm lạnhSốt xuất huyếtSốt mọc răngTác dụng phụ của thuốcThay đổi thời tiết...Khi con có biểu hiện sốt, ba mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm ra nguyên nhân gây ra cơn sốt của con. Từ đó mới có thể áp dụng phương pháp giảm sốt hiệu quả dưới đây để con thấy dễ chịu hơn. Những cách giúp bé hạ sốt cực kỳ đơn giản Cho bé uống nhiều nước hơnKhi sốt, trẻ thường bị mất nước do thân nhiệt tăng cao. Để nhanh chóng hạ sốt cho bé, ba mẹ cần cho bé uống nhiều nước để trung hòa thân nhiệt.Bé bị sốt sẽ cảm thấy cơ thể vô cùng yếu ớt và mệt mỏi. Khi đó, bé sẽ chẳng muốn ăn bất cứ thì gì cả nên việc cho bé ăn khi bị sốt rất là khó. Vì vậy, ba mẹ cho bé uống thật nhiều nước để giúp bé hạ sốt nhanh chóng hơn nhé. Đây là một trong những cách hạ sốt hiệu quả nhất.Bổ sung vitamin CVitamin C giúp bé tăng sức đề kháng, hỗ trợ cho hệ miễn dịch rất tốt và còn giảm được tình trạng sốt, cảm lạnh,... của bé. Bổ sung vitamin C là một cách hạ sốt hiệu quả. Khi bé có các biểu hiện của sốt, ba mẹ cũng nên bổ sung loại vitamin C để giúp bé hạ sốt và còn sớm hồi phục thể trạng.Do đó, ba mẹ có thể cho con sử dụng loại vitamin này ngay cả khi không bị ốm để tăng sức đề kháng cho con. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại vitamin này có trong các loại trái cây như cam, bưởi,.. Vì thế, ba mẹ nhớ cho bé ăn nhiều trái cây hơn nhé!Chế độ ăn uống đầy đủ rau xanh và trái cây sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh. Uống thuốc hạ sốtNhững cách thông thường chỉ sử dụng khi bé gặp tình trạng sốt nhẹ. Nhưng trong trường hợp bé sốt từ 39 độ trở lên, ba mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt để giảm cơn sốt xuống nhanh nhất có thể.Khi sử dụng thuốc hạ sốt, ba mẹ cần lưu ý một điều là phải cho bé uống thuốc có kê đơn và có sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Ba mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc vì điều này rất dễ gây nên những tác dụng không mong muốn cho trẻ.Nên sử dụng thuốc hạ sốt một cách cần thận theo theo lời khuyên của bác sĩ.Lau người cho bé bằng nước ấmKhi bé bị sốt, ba mẹ không nên tắm trực tiếp cho bé vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng sốt càng nặng hơn và có thể bé dễ bị trúng gió. Thay vào đó, ba mẹ nên lau người bằng nước ấm cho bé. Việc này sẽ giúp làm giảm bớt thân nhiệt của bé lúc đó và còn giúp cho bé cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Ba mẹ sử dụng một chiếc khăn xô mềm, nhúng vào nước ấm và sau đó lau lên người bé. Ba mẹ cần tập trung làm mát ở các vị trí như trán, thái dương, bẹn và ở hai nách. Nước ấm sẽ giúp làm giãn mạch máu và làm mát cơ thể cũng là cách hạ sốt hiệu quả. Cho bé mặc trang phục thoáng mátLúc bị sốt, chúng ta sẽ cảm thấy bị lạnh và các bé cũng vậy. Nhưng không vì lý do đó mà ba mẹ đắp thật nhiều chăn hay cho bé mặc quần áo dày hơn. Điều này sẽ gây tác dụng ngược và làm tình trạng sốt của bé càng cao hơn. Những lớp vải dày quấn quanh người bé sẽ khiến việc hạ sốt của bé rất khó.Do vậy khi bé bị ốm, ba mẹ nên lưu ý cho bé mặc những trang phục thoáng mát nhất để cơ thể bé có thể hạ sốt nhanh hơn. Ngoài những cách để nêu ở trên ra, đây là cách hạ sốt hiệu quả cho bé. Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi sẽ giúp cơ thể tỏa bớt nhiệt.Những cách đơn giản gỡ rối cho cha mẹ khi con bị sốt.Qua những cách mà chúng tôi vừa mới kể trên, mong rằng đã giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều cách hạ sốt hiệu quả cho các bé nhà mình. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, việc đến các bệnh viện hay phòng khám sẽ rất hạn chế và khó khăn, thế nên ba mẹ hãy bỏ túi một số cách hạ sốt hiệu quả tại nhà để có phương án kịp thời khi các con bị sốt nhé.>>> Xem thêm:Mách mẹ phương pháp chữa tật nói ngọng hiệu quả cho trẻBí quyết để con mãi là đứa trẻ hạnh phúc ba mẹ đừng bỏ qua!7 cách dỗ trẻ quấy khóc không chịu đi học 100% hiệu quả!!!

Tìm hiểu về tư duy phản biện. Có nên tập tư duy phản biện cho bé từ sớm?
Bí Quyết Cho Mẹ

Tìm hiểu về tư duy phản biện. Có nên tập tư duy phản biện cho bé từ sớm?

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng cần thiết cho mọi lứa tuổi. Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên tập tư duy phản biện cho bé ngay từ sớm không? Việc giáo dục tư duy phản biện cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ cần thời gian và kiên nhẫn, bố mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện kỹ năng đặc biệt này cho con trẻ. Luyện tập tư duy phản biện sẽ giúp trẻ có thể thuận lợi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó sẽ giúp bé linh hoạt, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế.Tư duy phản biện là gì?Tư duy phản biện là quá trình suy nghĩ, phân tích, đánh giá, kết luận về một sự vật hay sự việc nào đó. Bên cạnh đó, tư duy phản biện dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau và sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để lập luận, đúc kết về vấn đề được nêu ra.Tuy nhiên, sẽ có một vài ý kiến đánh giá rằng việc dạy về tư duy phản biện sẽ cổ súy cho bé cãi lại bố mẹ. Phản biện so với tranh cãi rất khác biệt, là những người đi trước, bố mẹ phải chỉ dạy cho trẻ cách để quan sát, cách để nhận định được việc nào là đúng, việc nào là sai và luyện tập cho trẻ làm sao để suy nghĩ thật thấu đáo về những vấn đề xảy ra xung quanh.Không phải ai cũng hiểu tư duy phản biện là gì và kỹ năng này nên áp dụng như thế nào?Vậy làm sao để tập tư duy phản biện cho bé? Các mẹ hãy tham khảo những phương pháp sau đây nhé!Những cách tập tư duy phản biện cho béKhuyến khích trẻ đặt câu hỏiTrẻ con thường rất tò mò và thích tìm tòi, điều đó kích thích sự phát triển tư duy của bé. Đôi lúc sự hiếu kỳ của trẻ nhỏ sẽ gây mệt mỏi cho các bậc phụ huynh. Bé có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi từ những sự vật hay sự việc xung quanh. Đây là một dấu hiệu tốt, bố mẹ có thể phát triển sự lanh lợi này của con mình thông qua việc dành thời gian thời gian trả lời những câu hỏi của bé, giải thích nhiều hơn về những vấn đề mà bé tò mò. Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian xây dựng sự tin tưởng của các bé đối với phụ huynh, tạo nền tảng vững chắc cả về trí tuệ lẫn tinh thần của trẻ nhỏ.Cùng con chơi các trò chơi trí tuệNhững trò chơi trí tuệ là một phương thức hỗ trợ tuyệt vời để luyện tập tư duy phản biện cho bé. Trên thị trường có vô số những món đồ chơi được tạo ra để phục vụ cho việc này như: rubik, lắp ráp mô hình, nấu ăn… Việc tạo ra môi trường vừa học vừa chơi này sẽ khuyến khích bé vận dụng trí thông minh của mình để giải quyết trò chơi đó, điều này cũng giúp rèn luyện tư duy phản biện và nâng cao trí tuệ cho trẻ.Đồ chơi trí tuệ giúp bé luyện tập khả năng tư duy phản biện>>> Xem ngay: Gợi ý các món đồ chơi trí tuệ cho béTạo cho bé môi trường kích thích tư duyCách tốt nhất để rèn luyện tư duy phản biện cho bé chính là tạo một môi trường tư duy. Phụ huynh có thể trang bị những vật dụng học tập như phòng học, bàn học, bút viết có nhiều hình thù hay các quyển tập hoạt hình... để xây dựng một môi trường học tập phù hợp với sở thích của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể mua sách cho trẻ, hãy chọn cho trẻ những chủ đề mà bé thích và tạo cho bé một không gian kiến thức mà bé có thể tiếp thu một cách chủ động.Tạo cho con môi trường vui vẻ sẽ khiến con học tập khả năng tư duy phản biện tốt hơnHơn nữa, bố mẹ cũng có thể kể chuyện cho bé nghe trước giờ ngủ, trao đổi với bé về câu chuyện, hay có thể yêu cầu bé tóm tắt lại câu chuyện theo ý của bé. Đây là một cách tuyệt vời giúp luyện tập tư duy phản biện cho bé đấy!Đặt vấn đề cho trẻ tập giải quyếtKhi trò chuyện với con, bố mẹ có thể nhận được những câu hỏi ngộ nghĩnh mà con thắc mắc trong đời sống hằng ngày. Thay vì chỉ trả lời về vấn đề chính của con, bố mẹ nên đặt ngược lại những câu hỏi xung quanh vấn đề đó để khơi gợi trí tưởng tượng của bé. Việc đặt vấn đề ngược lại cho trẻ sẽ khuyến khích con tự tin thể hiện suy nghĩ của mình.Bên cạnh đó, phụ huynh cần tôn trọng ý kiến của bé dù cho nó đúng hay không, hãy khích lệ trẻ bày tỏ quan điểm bằng những câu hỏi mở như: “Tại sao con lại nghĩ như vậy?” hay “Con nghĩ mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nào?”…Dạy trẻ cách chịu trách nhiệmSai sót của bé không phải là để phụ huynh la mắng bé, mà bố mẹ cần phải tận dụng sai sót đó để dạy cho bé suy nghĩ, phân tích trước khi ra quyết định. Đôi lúc, bố mẹ cũng cần phải cổ vũ bé thử sức và dù cho kết quả có thành công hay thất bại, bé sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm, rèn luyện cách suy nghĩ độc lập và hình thành tinh thần cầu tiến.Kết luậnVậy, có nên tập tư duy phản biện cho bé từ sớm? Câu trả lời là có, việc dạy cho bé về tư duy phản biện sẽ trở thành nền tảng để bé vững bước vào đời và dễ dàng gặt hái được thành công. Vài thay đổi nhỏ trong thói quen, bố mẹ có thể giáo dục tư duy phản biện cho trẻ một cách hiệu quả. Đến khi trưởng thành, rồi phụ huynh sẽ thấy đứa trẻ trở thành một con người thông minh và đáng tin cậy như thế nào nhé! Chúc các bố các mẹ thành công!>>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết khácTop những món đồ chơi trí tuệ dành cho bé 1 tuổi hot năm 2021Sử dụng đồ chơi để giáo dục trẻ hiệu quả đáng kể không phải ba mẹ nào cũng biếtTop 10 món đồ chơi cho bé từ 7-8 tuổi đang được yêu thích nhất